Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị 

Theo thống kê, bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 70% các ca bệnh) và chỉ khoảng 3% người lớn bị viêm da cơ địa. Vậy nguyên nhân khởi phát bệnh là gì? Làm thế nào để chủ động phòng tránh và điều trị bệnh? 

1. Định nghĩa về bệnh viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa là một loại bệnh viêm da tái phát mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch, biểu bì và các yếu tố môi trường. 

Loại bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Lichen đơn dạng mãn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác hay giới tính nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ.  

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa 

Dấu hiệu nhận biết bệnh ở mỗi độ tuổi không giống nhau, cụ thể như sau: 

2.1 Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi 

Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 60% ca mắc bệnh viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ từ 0-1 tuổi và chủ yếu khi được 2-3 tháng tuổi. Biểu hiện nhận biết bệnh gồm:

  • Xuất hiện ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ, bẹn và các kẽ da
  • Ở vùng ban đỏ có nhiều mụn nước nhỏ 
  • Các mụn nước nhỏ vỡ ra chảy dịch gây viêm 
  • Vết loét đóng vảy, khô, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát 
  • Có thể đi kèm với tiêu chảy, viêm tai giữa
  • Ngứa nhiều khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ 

2.2 Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em 

Đối với trẻ từ 2 - 12 tuổi nếu bị viêm da cơ địa thì sẽ có những biểu hiện như: 

  • Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy, khó chịu 
  • Các vùng da bị tổn thương thường là vùng sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay hoặc các nếp da 
  • Xuất hiện các mảng lichen hóa dạng đĩa. Khi mới đầu bệnh có biểu hiện ở mặt duỗi, đầu gối, cùi tay và sau đó sẽ lan dần đến các nếp gấp

2.3 Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trưởng thành 

Như đã nói ở trên, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh viêm da cơ địa không cao nhưng vẫn có người bị bệnh. Tuy không có những biểu hiện đặc trưng giống với trẻ em vì người lớn có nhiều kháng thể và sức đề kháng hơn nhưng bạn vẫn có thể nhận biết bệnh thông qua những biểu hiện sau: 

  • Trên da xuất hiện nhiều ban đỏ, mụn nước nhỏ và nông 
  • Mụn nước vỡ sẽ chảy dịch gây phù nề, vảy tiết 
  • Những vùng da bị tổn thương sẽ mang đến cảm giác ngứa, nóng rát, sưng đau khó chịu 
  • Đặc biệt, da bị tổn thương có thể bị bội nhiễm, loét, mụn mủ, sưng nóng,... 
  • Tình trạng viêm da cơ địa kéo dài sẽ khiến cho vùng da bị tổn thương có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ, ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội 

3. Nguyên nhân khởi phát bệnh viêm da cơ địa 

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác về nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa nhưng chắc chắn bệnh không lây nhiễm, bạn không cần lo lắng rằng mình có thể truyền bệnh cho người khác. 

Theo các chuyên gia da liễu, viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch bị định hướng sai, bệnh liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền của cơ thể và một số nguyên nhân:

3.1 Gen di truyền 

Có đến 80% các trường hợp viêm da cơ địa được kết luận có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn,... thì nguy cơ bị viêm da cơ địa cũng cao hơn so với người bình thường 

3.2 Tác nhân từ môi trường, lối sống 

Ngoài ra có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác như: 

  • Tắm nước nóng quá lâu 
  • Bài tiết mồ hôi 
  • Thời tiết lạnh và khô 
  • Thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng 
  • Len và vải tổng hợp 
  • Chất gây dị ứng (phấn hoa, lông, bụi)
  • Vận động với cường độ cao, lao động nặng nhọc 
  • Stress, căng thẳng 
  • Ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng
  • Thói quen gãi 

4. Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa có thể dẫn đến tình trạng da bị nứt và trầy xước khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hoặc virus, nhất là khi bạn gãi nhiều vào vùng đang bị sưng viêm. 

Có một số loại nhiễm trùng ví dụ như nhiễm trùng do virus Eczema herpeticum có thể khá nghiêm trọng. Dấu hiệu của tình trạng này bao gồm: 

  • Bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng 
  • Mụn nước chứa đầy chất lỏng vỡ ra và để lại vết loét hở 
  • Sốt, run rẩy hoặc mệt mỏi 

Ngoài việc khiến người mắc bệnh cảm thấy thiếu tự tin trong cuộc sống, tình trạng viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sự tập trung và hành vi của người bệnh. 

5. Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa 

Có 02 cách để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa 

5.1 Khám lâm sàng 

Tiêu chuẩn chính để chẩn đoán bệnh:

  • Ngứa 
  • Vị trí và biểu hiện điển hình của tổn thương: Lichen hóa ở các nếp gấp đối với trẻ em hoặc thành dải ở người lớn, trên khuôn mặt và mặt duỗi các chi ở trẻ em và trẻ sơ sinh 
  • Phát ban tái phát hoặc mãn tính 
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình có người mắc các bệnh dị ứng

Tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán bệnh: 

  • Khô da, vảy cá, dày sừng nang lông, tăng đường kẻ lòng tay 
  • Viêm da ở tay, chân
  • Chàm vú, viêm môi, vảy phấn, nếp cổ ở 
  • Tổn thương nặng lên dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và tâm lý 
  • Ngứa khi bài tiết mồ hôi 
  • Tăng IgE huyết thành 
  • Tăng sắc tố quanh mắt 
  • Dấu hiệu Deninie-Morgan (mi mắt dưới có 2 nếp gấp)
  • Viêm kết mạc 
  • Giác mạc hình chóp
  • Đục thủy tinh thể dưới báo sau 

5.2 Xét nghiệm 

Các xét nghiệm cận lâm sàng thường bao gồm: 

  • Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh 
  • Mô bệnh học: Thượng bì có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng, trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có hoặc không có các tế bào ái kiềm
  • Test lẩy và test áp bì để xác định nguyên nhân gây dị ứng 

6. Tổng hợp cách điều trị bệnh viêm da cơ địa 

Tùy vào tình trạng bệnh để lựa chọn cách điều trị hiệu quả

6.1 Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa và một số loại còn có tác dụng giúp an thần, gây ngủ. Một số loại kháng sinh histamin đường uống có thể được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa bao gồm: cetirizin, clorpheniramin, diphenhydramin, doxylamine, fexofenadin,... 
  • Corticosteroid tại chỗ như hydrocortison có thể giúp giảm viêm và ngứa. Chúng có các dạng như: gel, kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ
  • Các thuốc ức chế calcineurin bôi tại chỗ: Tacrolimus và pimecrolimus dạng bôi 

6.2 Điều trị bằng liệu pháp quấn ướt 

Đây là một phương pháp điều trị tích cực, hiệu quả đối với bệnh chàm nghiêm trọng. Nó gồm 2 bước sau: 

  • Bôi thuốc mỡ corticosteroid lên vết thương 
  • Quấn nhanh vết thương bằng một miếng gạc ướt bên trên phủ một lớp gạc khô 

6.3 Điều trị bằng quang trị liệu 

Phương pháp này được sử dụng đối với trường hợp người bị bệnh viêm da cơ địa không cải thiện triệu chứng sau khi đã điều trị bằng các phương pháp tại chỗ. 

Hình thức đơn giản nhất của quang trị liệu là để vùng da bị bệnh tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên được kiểm soát. Các hình thức khác sử dụng tia UVB dải rộng, UVB dải hẹp, UVA đơn độc hoặc kết hợp với thuốc 

6.4 Điều trị tại nhà 

Tuân thủ sử dụng các thuốc chống dị ứng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, hạn chế tối đa việc gãi lên khu vực bị tổn thương. 

6.5 Điều trị trẻ em 

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bao gồm: 

  • Xác định và tránh các chất gây kích ứng da 
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh 
  • Cho bé tắm trong nước ấm và thoa kem hoặc thuốc mỡ khi da vẫn còn ẩm

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa 

Mỗi người chúng ta có thể chủ động phòng ngừa, hạn chế diễn biến của bệnh viêm da cơ địa bằng cách: 

  • Tuyệt đối không gãi lên các khu vực đang bị viêm 
  • Tránh tiếp xúc với những vật có thể khiến da bị xước 
  • Hạn chế sử dụng xà phòng mạnh, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có mùi hương, thuốc nhuộm hoặc nước hoa 
  • Tránh tiếp xúc với mức nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh 

Tại bệnh viện đa khoa TTH Vinh 

Đăng ký khám sức khỏe và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện Đa khoa Nghệ An khách hàng sẽ nhận được các đặc quyền: 

  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100% 
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng 
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý 
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi 
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như: sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0948.956.622 - 0238.321.6789. Hoặc để lại thông tin chi tiết để đội ngũ CSKH liên hệ tư vấn cụ thể.

……………………………………………

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716