Oresol là dung dịch có tác dụng bù nước và điện giải, vì cung cấp một lượng muối khoáng rất quang trọng. Oresol được khuyên dùng trong trường hợp người bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, nôn, sốt cao, mất nước do các hoạt động mạnh trong thời tiết nắng nóng,…Trẻ thường dùng oresol, chủ yếu để bù nước và chất điện giải do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên nếu cho trẻ uống với liều lượng không đúng với nhà sản xuất gây ra có thể gây nên những biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não.
Đọc thêm | nhan-biet-tre-mac-adenovirus-va-cach-phong-tranh
Đọc thêm | sieu-am-mat-phuong-phap-chan-doan-hieu-qua-benh-ly-ve-mat
Theo các chuyên gia, oresol thường được chỉ định cho những bệnh nhân có sốt, nôn, tiêu chảy để bù nước và điện giải. Tuy vậy, nếu pha sai tỉ lệ quá đậm đặc có thể làm cho người uống bị ngộ độc muối, ngộ độc thường xảy ra ở trẻ em.
Cha mẹ khi bổ sung oresol cho trẻ cần pha đúng tỉ lệ của nhà sản xuất, không được cho thêm đường, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt… hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trên thị trường có hai loại oresol thường được sử dụng là: loại gói nhỏ chỉ định pha với 200ml nước; loại gói to pha đủ với 1 lít nước đun sôi để nguội. Nhưng vẫn có nhiều phụ huynh “sáng tạo” trong việc pha oresol gây nguy hiểm cho trẻ. Do có trẻ không thích uống oresol, sợ con uống ít không đủ bù nước, cha mẹ liền pha cả gói với vài thìa nước. Việc này vô tình gây nguy hiểm cho trẻ.
Một trong những cách pha sai lầm hay gặp là nhiều người chia nhỏ gói oresol uống thành nhiều lần, trong khi đáng lẽ phải hòa tan hết 1 gói oresol trong 200ml nước mới đảm bảo nồng độ các chất, bù nước cho cơ thể bị mất. Có người lại cắt 1/2 hoặc 1/3, 1/4 gói thuốc rồi nhẩm tính số nước tương ứng giảm đi so với yêu cầu chuẩn. Khi uống oresol với nồng độ quá đặc, cơ thể được bổ sung ít nước nhưng lại làm hàm lượng muối trong máu tăng lên khiến áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường dẫn đến tình trạng trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng trẻ.
Nếu pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước, điện giải cũng khiến trẻ rối loạn điện giải do không được bù đủ các chất điện giải khi bị đi ngoài.
Trong khi đó, oresol có thành phần là muối, đường… lại được pha đặc hơn so với khuến cáo nên khi bé uống, không khác gì uống một cốc nước muối đặc, điều này khiến các bé càng khát nước hơn.
Lẽ ra, một gói oresol theo chỉ dẫn phải pha với 200ml nước đun sôi để nguội nhưng thực tế bé lại uống cả gói thuốc chỉ với vẻn vẹn khoảng 40ml nước, khiến bé được nạp quá nhiều muối, rất nguy hiểm. Khi uống với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu tăng cao.
Bình thường, hai bên màng tế bào cân bằng nhau. Nhưng lúc này, vì nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào, khiến tế bào bị hút hết nước nên bị teo tóp lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng… Điều nguy hiểm nhất lúc này, đó là vì bị hút nước nên tế bào não bị teo tóp lại, gây tổn thương tế bào não, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không biết để điều trị kịp thời, có thể đe dọa tính mạng trẻ.
Cha mẹ phải pha oresol theo chỉ dẫn trên bao bì, bảo đảm đúng tỷ lệ. Khi pha, nhớ phải pha cả gói, thể tích nước phải đong thật chính xác đến từng ml theo quy định ghi ở ngoài gói. Không được phép thêm bớt liều lượng , vì có thể không cân bằng.
Còn đối với những dạng viên, cần pha đúng với lượng nước đã chỉ định sẵn. Sau đó, cho trẻ uống nước oresol đã được pha theo đũng chỉ dẫn.
Dùng nước đun sôi để nguội để pha oresol, sau khi khuấy tan hết hoàn toàn oresol trong nước rồi mới cho trẻ sử dụng.
Tuyệt đối không được pha với các loại nước như sữa, trái cây, thêm đường hoặc các loại thuốc khác,…
Không pha oresol với nước khoáng, vì trong nước khoáng đã có sẵn các thành phần muối làm sai lệch nồng độ của oresol sẽ làm giảm hiệu quả bù nước và chất điện giải và làm tăng nguy cơ ngộ độc muối.
Không nên dùng thực phẩm chức năng bù nước điện giải thay thế oresol.
Khi dùng dung dịch oresol để bù nước và muối cho trẻ tiêu chảy, sốt, nếu thấy các dấu hiệu như vừa nêu (khát dữ dội, môi khô, mắt trũng, ngủ gà hoặc sốt, co giật….) cần ngừng ngay, không cho trẻ uống thêm dung dịch oresol và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu vì trẻ có thể bị ngộ độc muối do uống oresol pha quá đặc.
Trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin về bù nước oresol cho trẻ em. Nếu yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người bạn nhé!
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#TTHVinh#TTHNgheAn#oresol#bunuoc#bunuocotre#tieuchay#phaoresol