Giác hơi, một phương pháp trị liệu cổ truyền đã có từ hàng ngàn năm trước, đang ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Với cơ chế tạo áp suất lên da, giác hơi mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về lợi ích, cách thực hiện và những điều cần lưu ý khi sử dụng liệu pháp giác hơi.
Liệu pháp giác hơi (hay còn được gọi là Cupping Therapy) là một phương pháp y học cổ truyền đã tồn tại hàng nghìn năm, đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tại sao lại như vậy?
Cơ chế của giác hơi là sử dụng cốc giác hơi để tạo ra lực hút lên da. Các cốc này có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, tre, hoặc nhựa. Quá trình này tạo ra áp suất âm bên trong các cốc giác hơi, từ đó gây sung huyết tại chỗ, giúp giảm đau, giảm viêm, thải độc hoặc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý.
Trong quá trình thực hành giác hơi, người ta phân giác hơi thành ba loại chính dựa trên tình trạng và mục đích điều trị bao gồm:
Giác hơi khô: Đây là loại giác hơi phổ biến nhất, thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc bằng que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy trước khi đặt lên da. Áp lực âm được tạo ra giúp kích thích lưu thông máu, giảm căng thẳng cơ bắp, và hỗ trợ quá trình hồi phục cơ thể.
Giác hơi ướt: Loại giác hơi này kết hợp với các thao tác như châm kim hoặc tạo vết rạch nhỏ trên da. Sau khi đặt cốc giác hơi lên vùng da đã chuẩn bị, huyết tương và các chất lỏng khác sẽ được thải ra qua các vết rạch giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện tuần hoàn, và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến tắc nghẽn tuần hoàn.
Giác hơi khí: Là phương pháp sử dụng thiết bị chuyên dụng để tạo áp suất âm mà không cần đốt lửa. Khí được bơm vào cốc hoặc máy giác hơi có thể mang lại lợi ích bổ sung như cải thiện oxi hóa và thúc đẩy quá trình chữa lành cơ thể. Đây là một phương pháp hiện đại hơn và thường được sử dụng trong các liệu pháp chuyên sâu.
Theo Y Học Cổ Truyền: giác hơi mang lại nhiều lợi ích như điều hòa khí huyết, đả thông kinh mạch và duy trì sức khỏe tổng thể. Phương pháp này còn có tác dụng trục phong hàn, loại bỏ khí lạnh và ẩm ướt, từ đó giảm các triệu chứng cảm mạo và đau nhức do thời tiết. Ngoài ra, giác hơi hỗ trợ thải độc tố qua da, cân bằng âm dương trong cơ thể, giúp cơ thể duy trì sự hài hòa và khỏe mạnh.
Theo Y Học Hiện Đại: áp suất âm được tạo ra từ phương pháp này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện cung cấp oxy và dưỡng chất cho các mô, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể. Bên cạnh đó, nhờ vào sự giãn nở của các mạch máu và lưu lượng máu tăng giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và kích thích hệ thần kinh, góp phần giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Đồng thời, giác hơi còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như viêm khớp, đau lưng, và rối loạn tiêu hóa.
Mặc dù giác hơi có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Dưới đây là những đối tượng không nên giác hơi:
Phụ nữ có thai và đang cho con bú, phụ nữ đang trong thời kì nguyệt san
Những người có tổn thương da ở vùng dự định giác hơi như trầy xước, viêm da, hoặc các bệnh da liễu như lang ben, hắc lào, chàm, vẩy nến...
Những người đang bị sốt cao hoặc co giật hoặc có tiền sử bệnh tim, thận, phổi.
Những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đang xuất huyết, có số lượng tiểu cầu thấp, mắc ung thư máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu cũng không nên thực hiện giác hơi.
Các bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhước thần kinh…
Trẻ em dưới 4 tuổi và người cao tuổi có lớp da và cơ mỏng, dễ bị biến chứng.
Bệnh nhân ung thư di căn.
Người đang say rượu, quá mệt mỏi, hoặc vừa ăn quá no hoặc đang đói....
Giác hơi là một phương thức trị liệu, giảm đau độc đáo mà không cần dùng đến thuốc nhưng nếu sử dụng không phù hợp và đúng cách thức thì có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:
Bầm tím và đỏ da: Vết bầm tím hoặc vết đỏ có thể xuất hiện trên da sau khi giác hơi, do áp lực hút mạnh từ cốc. Thường thì các vết này sẽ mờ dần sau vài ngày.
Bỏng da: Giác hơi cũng có thể gây ra sẹo hoặc bỏng, đặc biệt là khi không thực hiện đúng kỹ thuật
Kích ứng da: Một số người có thể bị kích ứng da, mẩn đỏ, hoặc ngứa sau khi giác hơi nếu da nhạy cảm hoặc phương pháp thực hiện không đúng cách.
Nhiễm trùng: Nếu không vệ sinh cốc giác hơi và da trước khi thực hiện, nguy cơ nhiễm trùng da có thể xảy ra, đặc biệt với giác hơi ướt khi da bị rạch.
Lưu ý: Trong quá trình giác hơi nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường như: choáng váng, hoa mắt, nhức đầu buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi, cảm giác căng đau, nóng rát, bỏng, phải ngưng điều trị ngay và thăm khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!
**************************************
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :
Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#giachoi#yhoccotruyen#yhct