Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Dấu Hiệu Nhận Biết Thận Bạn Đang Yếu: Cảnh Báo Sớm Để Bảo Vệ Sức Khỏe

Thận, một bộ phận quan trọng của cơ thể, đóng vai trò lọc máu và loại bỏ chất thải. Khi thận gặp vấn đề, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận là vô cùng quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm >>> Suy Thận Và Những Điều Cần Lưu Ý Về Căn Bệnh Này

1. Những Dấu Hiệu Phổ Biến Cảnh Báo Thận Yếu

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, duy trì cân bằng điện giải và nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, và tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ngoài ra, thận còn được ví như "nhà máy" giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải và toàn bộ hoạt động của cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cho thấy thận của bạn có thể đang gặp vấn đề:

Thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung

Khi thận không hoạt động hiệu quả, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, và mất tập trung. Điều này do thận không thể lọc đủ lượng độc tố, dẫn đến tình trạng thiếu máu và cung cấp oxy kém đến các cơ quan.

Cảm giác ớn lạnh

Cảm giác ớn lạnh có thể do tình trạng thiếu máu gây ra bởi lúc này thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin giúp tạo ra hồng cầu.

Thường xuyên mẩn ngứa

Chức năng lọc độc tố kém sẽ khiến các chất độc tồn đọng trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da. Đôi khi, người bệnh cảm thấy ngứa khó chịu, đặc biệt vào buổi tối.

Hơi thở có mùi amoniac

Hơi thở có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là mùi amoniac, có thể là dấu hiệu cảnh báo thận yếu. Khi thận không thải được ure ra ngoài qua nước tiểu, nó sẽ tích tụ và chuyển hóa thành amoniac, làm hơi thở có mùi khó chịu.

Thay đổi tình trạng đi tiểu

Dấu hiệu điển hình của thận yếu là tình trạng thay đổi về tiểu tiện, có thể là tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, hoặc màu sắc thay đổi, thậm chí có lẫn máu.

Sưng phù

Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể không thể thải hết nước và natri, gây tình trạng tích tụ chất lỏng, dẫn đến sưng phù ở mặt, tay, chân hoặc vùng bụng.

Đau lưng hoặc đau vùng ngang thắt lưng

Người bị thận yếu thường gặp đau ở vùng thắt lưng, hoặc đau ê ẩm ở vùng lưng. Đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột khi thận bị quá tải hoặc viêm nhiễm.

Buồn nôn và nôn

Nguyên nhân của tình trạng buồn nôn và ói liên tục là bới chất thải và độc tố tích tụ trong cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài. Khi thận bị suy, không có khả năng làm việc, tình trạng  sẽ thường xuyên xảy ra.

Tức ngực, khó thở

Suy thận có thể gây tích nước trong phổi, gây ra tình trạng khó thở, tức ngực. Đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi và sưng phù.

2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Chứng Thận Yếu

Có nhiều nguyên nhân khiến cho thận ngày càng yếu hơn, đa phần liên quan đến các bệnh lý mãn tính. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây suy thận:

  • Bệnh tiểu đường: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong thận.

  • Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu dẫn đến giảm hiệu quả lọc máu của thận.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng không được điều trị triệt để có thể khiến cho thận bị tổn thương nghiêm trọng.

  • Sỏi thận: Sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiểu và làm tổn thương thận, gây đau đớn và viêm nhiễm.

  • Dùng thuốc quá liều hoặc tùy tiện: Một số loại thuốc có thể gây hại cho thận.

  • Rối loạn tự miễn: Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống có thể tấn công thận.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học như căng thẳng quá mức, không ngủ đủ giấc, dùng chất kích thích, ăn quá mặn,... cũng tác động xấu đến chức năng thận. Bên cạnh đó, những người cao tuổi cũng có xu hướng dễ bị thận yếu hơn do quá trình lão hóa.

Đọc thêm: Bệnh tiểu đường và những điều bạn cần lưu ý

3. Biến Chứng Nguy Hiểm Của Chứng Thận Yếu Kéo Dài

Khi mắc chứng thận yếu nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Suy thận mãn tính: Khi chức năng thận suy giảm dần dần, nguy cơ suy thận mãn tính tăng lên, yêu cầu điều trị lâu dài hoặc thậm chí ghép thận.

  • Tăng huyết áp: Thận yếu có thể khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

  • Thiếu máu: Thận yếu làm giảm sản xuất hormone erythropoietin, khiến cơ thể bị thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, và suy nhược.

  • Bệnh tim mạch: Thận và tim mạch có mối liên hệ chặt chẽ. Thận yếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau thắt ngực và suy tim.

Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của thận yếu như mệt mỏi, thay đổi trong thói quen đi tiểu, sưng phù, đau lưng hoặc buồn nôn, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như đo lượng creatinine, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra chức năng thận để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4. Phòng Ngừa Bệnh Thận Yếu

Để ngăn ngừa thận yếu và bảo vệ chức năng thận, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ rất quan trọng để bảo vệ thận.

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể.

  • Hạn chế muối: Giảm lượng muối trong chế độ ăn giúp giảm áp lực lên thận và kiểm soát huyết áp, tránh gây hại cho thận.

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn giúp duy trì chức năng thận khỏe mạnh.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về thận và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh thận có thể không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu là rất quan trọng. Hãy chăm sóc sức khỏe của mình và đi khám bác sĩ định kỳ tại cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

 

💚 Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!

************************************************************************

Tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh để trải nghiệm ngay những lợi ích :

 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

 

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:

 

Website: https://benhvientthvinh.vn/

 

Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TH Vinh

 

Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716

 

#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#benhthan#thanyeu#dauhieusuythan#dieutrithanyeu#suythanmantinh