Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Cách điều trị viêm tai giữa để trẻ em thoải mái hơn

Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến hiện nay ở trẻ nhỏ tại Việt Nam và gây ra nhiều khó khăn cho trẻ khi không điều trị kịp thời. Dới đây, Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh sẽ cung cấp cho phụ huynh cũng như người chăm sóc trẻ các thông tin chi tiết về viêm tai giữa và những cách điều trị hiệu quả để giúp trẻ em thoải mái hơn

Xem Thêm | benhvientthvinh.vn/tin-tuc/sieu-am-mat-phuong-phap-chan-doan-hieu-qua-benh-ly-ve-mat

1. Nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh viêm tai giữa

1.1 Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa, có thể là do virus, vi khuẩn hoặc đồng nhiễm. Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi và phổ biến cho đến khi 8 tuổi. Khoảng 25% trẻ em bị nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại nhiều lần

Ngoài ra trẻ có thể bị viêm tai giữa đến từ các nguyên nhân khác như:

  • Hệ miễn dịch kém: Thông thường khi trẻ mắc phải những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc cảm lạnh, vì hệ miễn dịch còn kém nên dễ dẫn đến nhiễm trùng tai
  • Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh: Tai giữa nằm phía sau màng nhĩ và cũng là nơi chứa các xương mỏng manh hỗ trợ thính giác, vì vậy mà chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai giữa

Một số yếu tố khác đến từ tiền sử gia đinh, dị ứng hoặc mắc một số bệnh mãn tính

  • Ở trẻ sẽ có một số triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Những triệu chứng thường thấy nhất là:

  • Đau tai: Cách nhận biết trẻ bị viêm tai giữa là ở trẻ lớn, triệu chứng đau tai thường dễ nhận biết. Trẻ có thể nói với cha mẹ khi bị đau. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, triệu chứng đau thường khó để nhận biết. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi sẽ có các biểu hiện như dụi, khóc quấy, cáu kỉnh, ngủ không ngon.
  • Chán ăn, khó chịu, ngủ kém: Tình trạng dễ nhận biết nhất ở trẻ mắc chứng viêm tai giữa là chán ăn. Áp lực trong tai giữa khiến cho trẻ khi ăn nuốt sẽ gây đau làm cho trẻ chán ăn và bỏ bữa. Ngoài ra khi đau tai trẻ sẽ khó ngủ và ngủ không ngon giấc
  • Sốt: Nhiễm trùng tai giữa sẽ khiến trẻ sốt từ 38-30 độ khoảng 50% trẻ sẽ bị sốt khi bị nhiễm trùng tai
  • Chảy dịch tai: Trẻ có thể bị chảy dịch tai màu vàng, nâu hoặc trắng.
  • Chức năng nghe kém: Hệ thông xương con của tai giữa kết nối với các dây thần kinh gửi tín hiệu đến cho não. Lượng dịch ứ đọng phía sau màng nhĩ làm giảm chuyển động qua xương con khiến trẻ nghe kém hơn

2. Cách điều trị khi trẻ mắc phải viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một căn bệnh phát triển nhanh, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng khả năng nghe nói của trẻ

  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt

Có thể dùng các loại thuốc như paracetamol hay ibuprofen để làm giảm cơn đau và sốt ở trẻ (khi trẻ sốt trên 38,5 độ C)

Lưu ý chườm ấm cho trẻ khi sốt, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cũng như chườm ấm ở vùng tai cho trẻ

  • Sử dụng thuốc kháng sinh

Các loại kháng sinh thường được dùng cho trẻ mắc phải viêm tai giữa cấp như : Amoxicillin, augmentin, azithromycin, các cephalosporin. Thời gian sử dụng thuốc thường tầm là 1 tuần, chú ý khi điều trị kháng sinh khoảng 3-4 ngày thấy các triệu chứng đã hết vẫn tiếp tục cho trẻ uống hết đủ liều, tránh trường hợp vi khuẩn kháng lai kháng sinh

Thay đổi kháng sinh có tác dụng amnhj hơn trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện phẫu thuật nếu viêm tai giữa trở nên cồn cứng và không hồi phục sau 3-4 tuần

Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần được khám lại trong vòng từ 1-4 tuần sau khi điều trị để được kiểm tra xem đã hết nhiễm trùng chưa, dịch trong tai đã thoát ra ngoài hết chưa. Nếu lại xuất hiện nhiễm trùng tai thì nên xem đó là đợt nhiễm trùng mới hay là diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để từ đó các y bác sĩ có các phương pháp phẫu thuật phù hợp

3. Phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa

Một số thói quen sống tích cực có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai. Các biện pháp có thể bao gồm:

  • Giữ ấm vào mùa lạnh, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên. Không nên bơi lội khi bị viêm mũi, viêm xoang. Nên điều trị viêm mũi, viêm xoang càng sớm càng tốt. Nên nạo V.A và cắt amidan ở những trẻ hay bị viêm tai tái phát. Ở những em bé bị sởi, cảm cúm, bị thương hàn phải khám màng nhĩ thường xuyên
  • Khi đã viêm tai giữa phải được điều trị tích cực triệt để, tránh dùng kháng sinh liều lượng không đủ và gián đoạn
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vì một số loại vắc xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai như cúm, phế cầu,…

4. Một số lời khuyên đến bậc phụ huynh và những người chăm sóc cho trẻ

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ và có thể gây nhiều phiền toái. Tuy nhiên, với việc điều trị kịp thời và quản lý chăm sóc tốt, trẻ em có thể được giải thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, theo dõi triệu chứng và đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của viêm tai giữa. Luôn sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi cần thiết cũng như đồng hành với trẻ trong quá trình điều trị và chăm sóc.

Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716

#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#viemtaigiua#viemtaigiuaotre#bhyt