Viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng đến khoảng 10-15% dân số toàn cầu, với hơn 40% người trưởng thành tại Việt Nam gặp phải các triệu chứng liên quan. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh để bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ bên trong dạ dày hoặc tá tràng (đoạn đầu của ruột non) bị tổn thương, tạo thành các vết loét.
Tổn thương này hình thành do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc và yếu tố tấn công như axit dạ dày hoặc vi khuẩn. Những vết loét này gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên), có thể đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Đau thường tăng lên khi đói và giảm đi sau khi ăn.
Ợ hơi, ợ chua: Do tăng tiết axit dạ dày, người bệnh thường cảm thấy ợ hơi, ợ chua, đặc biệt sau khi ăn.
Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn: Một số triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm đầy bụng và buồn nôn. Tình trạng này xảy ra do tổn thương ở niêm mạc dạ dày làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chướng bụng và đầy hơi.
Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón cũng là một trong những dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng. Quá trình tiêu hóa không ổn định cũng có thể gây sụt cân. Tuy nhiên, do cơn đau thường xuất hiện khi đói, nhiều bệnh nhân có xu hướng ăn nhiều hơn để giảm đau tạm thời, dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng.
Theo WHO, 60-70% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori, loại vi khuẩn được xếp vào nhóm nguy cơ gây ung thư dạ dày cao.
Đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, gây viêm và tạo điều kiện cho các vết loét hình thành.
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP và mối đe dọa ung thư tiềm tàng
Đi kèm với đó, là một số tác nhân góp phần làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh, bao gồm:
Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Thuốc NSAID gây loét dạ dày tá tràng bằng cách làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày và tá tràng trước axit dạ dày. Nguy hiểm hơn, NSAID còn ngăn cản quá trình lành vết loét và làm trầm trọng thêm tình trạng loét chảy máu ở dạ dày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống thất thường, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay, nóng, uống rượu bia và cà phê thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Stress và căng thẳng kéo dài: Tâm lý không ổn định có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây tổn thương niêm mạc.
Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá kích thích tiết axit dạ dày, làm chậm quá trình hồi phục niêm mạc.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng có thể tiến triển thành mạn tính và khó chữa trị. Có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng:
Chảy máu dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày tá tràng.
Thủng dạ dày tá: Vết loét nếu để lâu có thể xuyên thủng thành bụng, gây viêm phúc mạc.
Hẹp môn vị: Vết loét gây sẹo, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Dùng thuốc:
Kháng sinh: Diệt vi khuẩn HP.
Thuốc giảm tiết axit: Omeprazole, lansoprazole giúp giảm axit và bảo vệ niêm mạc.
Thuốc bảo vệ niêm mạc: Sucralfate hoặc bismuth để tạo lớp màng bảo vệ vết loét.
Thay đổi lối sống: Ăn uống đúng giờ, tránh thực phẩm cay, nóng, rượu bia và cà phê. Lưu ý, người bệnh không nên để dạ dày quá đói hoặc ăn quá no.
Quản lý căng thẳng: Tập thể dục, yoga hoặc thiền để giảm stress, hạn chế kích thích dạ dày.
Thăm khám định kỳ: Theo dõi tình trạng bệnh, điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định nội soi để đánh giá mức độ tổn thương và điều trị bằng các phương pháp khác.
Điều trị đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát hiệu quả viêm loét dạ dày tá tràng.
Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống đúng giờ và không bỏ bữa, hạn chế thực phẩm cay, nóng, chất kích thước và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ giúp dạ dày hoạt động ổn định, hạn chế tiết axit dư thừa
Hạn chế sử dụng thuốc gây hại dạ dày: Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid vì chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc để giảm nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.
Giảm căng thẳng: Stress và căng thẳng kéo dài có thể làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến viêm loét. Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để duy trì tâm lý thoải mái.
Tránh các thói quen xấu: Không hút thuốc lá, hạn chế thức khuya, đồng thời, cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nhiễm vi khuẩn HP, nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét.
Thăm khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tiêu hóa thường xuyên giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bất thường ở dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện kịp thời. Việc duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa một cách toàn diện.
💚 Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!
************************************************************************
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh để trải nghiệm ngay những lợi ích :
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt###viêmloét_dạdày_tá_tràng #đau_bụng_thượng_vị#ợ_chua_khó_tiêu#sức_khỏe_tiêu_hóa#chế_độ_ăn_uống_lành_mạnh