Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Viêm da cơ địa triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 Viêm da cơ địa, còn được gọi là chàm cơ địa hoặc eczema, là một bệnh da mãn tính thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng viêm, ngứa, và khô da. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể kéo dài hoặc xuất hiện lại ở tuổi trưởng thành. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của viêm da cơ địa có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Cùng tìm hiểu vấn đề bệnh lý cùng với Bệnh Viện TTH Vinh qua bài viết sau đây.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là một dạng viêm da dị ứng mãn tính tiến triển từng đợt. Triệu chứng viêm da cơ địa sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian và thường tái phát lại

Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khuỷu chân, khuỷu tay,…). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài ra, một số thể viêm da cơ địa sẽ có dấu hiệu đặc trưng khác như:

-      Viêm da cơ địa bội nhiễm: Gãi ngứa tạo thành vết trợt, loét da. Sau đó bị nhiễm trùng tạo thành mụn mủ và đóng vảy tiết vàng.

-      Tổ đỉa: Xuất hiện mụn nước li ti, dày và cứng, cộm khi sờ vào, rất khó vỡ. Khi vỡ có dịch tiết màu vàng, để lại một nền da đỏ hồng có vân khô. Tổ đỉa rất ngứa và khó chịu. Vị trí thường xuất hiện là ở lòng bàn tay và bàn hân. Củ thể là mặt trên hoặc lòng bàn tay bàn chân, mé bên của ngón tay chân, kẽ tay chân. Thường bị một vùng nhỏ sau đó lan ra các vùng xung quanh.

-      Á sừng: Dân gian hay gọi là chàm khô với các dấu hiệu đặc trưng là: Khô da. Nứt nẻ, ngứa tại vùng da bong tróc. Da nứt nẻ nặng tạo thành đường rãnh, có thể chảy máu, cảm giác đau rát, căng tức, khó cử động. Bệnh nặng hơn vào mùa đông. Vị trí xuất hiện thường là tay và chân.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có một số cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Các yếu tố làm hệ miễn dịch suy yếu, mất cân bằng trong việc chuyển hóa trong cơ thể:

-      Bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe như: Từng mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp, tim mạch,…)mệt mỏi và quá độ, thần kinh căng thẳng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, giãn tĩnh mạch, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…

-      Tiếp xúc thường xuyên trong các môi trường ô nhiễm, nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,…

-      Thay đổi nội tiết, rối loạn khí huyết, căng thẳng là yếu tố thường gây viêm da cơ địa mang thai và sau sinh

-      Thường tiếp xúc với nước và xà phòng thường xuyên

-      Sống ở các môi trường có khí hậu khô lạnh, thời tiết khắc nghiệt

Nói chung, để tìm kiếm nguyên nhân chính xác đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do vậy, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố gây dễ kích thích như đã được nêu trên, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh.

3. Viêm da cơ địa có nguye hiểm không? Ảnh hưởng già tới cơ thể

Là bệnh lý mãn tính nhưng viêm da cơ địa không gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, việc chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể dẫn đến thể viêm da cơ địa bội nhiễm.

Ngoài ra, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài nhọn kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vớ, lở loét và vết nứt da để lâu dài có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa , da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên gây ra các vết xước trên da có thể bị nhiễm trùng nặng. Các biên chứng ở mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng ở mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt

4. Cách chữa và điều trị bệnh viêm da cơ địa

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã trình bay, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh. Ngoài ra khi đi khám, nên cung cấp đầy đủ các dấu hiệu và diễn biến bệnh cho bác sĩ biết.

Hiện tại y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn viêm da cơ địa. Tất cả các loại thuốc tân dược đang hướng tới việc kiểm soát về mặt triệu chứng bệnh.

Khi đi khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc điều trị viêm da cơ địa như sau:

-      Kem chống ngứa: Dùng để bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng tới sinh hoạt,  đôi khi cần đến những loại thuốc kháng histamine uống.

-      Kem dưỡng ẩm: Phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ gây ngứa.

-      Kem kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng và ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da làm kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da và dễ làm cho da nhiễm trùng hơn. Các loại kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.

-      Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay bông băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm

Ngoài ra hạn chế các yếu tố dễ kích thích bệnh khởi phát

Viêm da cơ địa làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sự tàn phá của viêm da cơ địa không chỉ là biểu hiện triệu chứng ngoài da, tệ hơn là cả sự tàn phá tinh thần, khiến bệnh nhân tổn thương tâm lý cản trở giao tiếp.

Vì vậy, việc bạn cần làm là hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát:

-      Tráng thức ăn dễ gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, tránh khói thuốc là và môi trường bụi bặm

-      Nên dùng các loại nước tắm, xà phòng cố định và có chất tẩy rửa nhẹ. Nếu muốn thay đổi, nên thử trước để xem có gây kích ứng da hay không.

-      Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu, nhất là đối với trẻ nhỏ vì làn da đang mỏng yếu

Các biện pháp điều trị khác: Liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh do rối loạn miễn dịch khác nói chung. Tùy nhiên, hiệu quả về lâu dài cũng như tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được chấp thuận cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn .

Kết luận

Bạn cần đến khám và tư vấn với bác sĩ nếu da ngứa và đỏ kéo dài hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để được hỗ trợ trong việc chuẩn đoán và điều trị, bạn nên ghi nhớ và cung cấp các thông tin chính xác cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài việc thử các loại thuốc khác nhau và thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau, để tránh bệnh loang rộng ra các vị trí khác trên cơ thể.

Viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được bệnh. Việc điều trị nhằm mục đích giảm các cơn ngứa, các mảng vảy, tình trạng khô nứt da,…; nặng hơn là tình trạng bội nhiễm và giảm thiểu các cơn tái phát cấp tính của bệnh.

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh để trải nghiệm ngay những lợi ích:

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám

  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%

  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng

  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý

  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi

  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Ngoài ra với lộ trình dinh dưỡng: Tư vấn các thực phẩm gây viêm da cơ địa mà bệnh nhân cần tránh. Hưỡng dẫn xây dựng thực đơn hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường khả năng hấp thụ thuốc. Bệnh nhân còn được tư vấn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh sau điều trị. Mỗi người có chế độ riêng vì thể bệnh, cơ địa của mỗi người là khác nhau.

Lộ trình chăm sóc da:  Tư vấn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với độ tuổi, loại da của mỗi người. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được tư vấn cách chăm sóc da giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng. Sau điều trị

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhcham#namda#TTHVinh#diung#namEczema#Eczema#viemdacodia