Nhằm cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về quá trình phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, Bệnh viện đa khoa TTH Vinh cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan về kỹ thuật thay khớp háng này.Trong thời đại ngày nay, thay khớp háng toàn phần đã trở thành một khía cạnh quan trọng của y học hiện đại, mở ra cánh cửa cho sự hồi sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc các vấn đề liên quan đến thay khớp háng
Việc thay khớp háng toàn phần thường áp dụng cho những người mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, hoặc chấn thương nặng nề. Quá trình này không chỉ giảm đau và cải thiện sự linh hoạt, mà còn tái tạo khả năng hoạt động cho chức năng chân.
Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã có hơn 40 năm được ứng dụng và phát triển, đến nay đã có hàng nghìn trường hợp được thay khớp thành công mỗi năm. Phẫu thuật này mở ra cho người bệnh cơ hội thoát khỏi cơn đau xương khớp dai dẳng, hồi sinh vận động.
Là một trong những thành tựu vĩ đại trong lịch sử phát triển ngành chấn thương chỉnh hinh. Với hơn 100 năm phát triển, ngày nay phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo không còn quá xa lạ vói nhiều người, với việc cải tiến những vật liệu và các phương pháp phẫu thuật mới đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho người bệnh có vấn đề về xương khớp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đau khớp háng, có nguyên nhân nguyên phát như tuổi cao, mắc bệnh di truyền… hay thứ phát như gặp chấn thương khớp trong kh di chuyển, chơi thể thao hay tai nạn,… Bên cạnh đó một số bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,… cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau ở khớp háng
Trong thay khớp háng toàn phần (còn được gọi là tạo hình hớp háng toàn phần), phần xương và sụn bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng các bộ phận cấy ghép
Phẫu thuật thay khớp háng là một thành tựu quan trọng trong y học hiện đại, với những lợi ích củ thể sau:
Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng thường thấp. Các biến chứng nặng, như nhiễm khuẩn khớp xảy ra ít hơn so với 2% số các bệnh nhân. Các biến chứng y khoa lớn, như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, thậm chí xảy ra ít hơn. Tuy nhiên, các bệnh mãn tĩnh có thể xảy ra làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng khi xảy ra, các biến chứng này có thể kéo dài hoặc hạn chế khả năng phục hồi hoàn toàn
Nhiễm khuẩn có thể xảy ra trên bề mặt vết thương hoặc sau bên dưới quanh bộ phận cấy ghép. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian nằm viện hoặc sau khi về nhà. Thậm chí có thể xảy ra nhiều năm sau đó
Nhiễm khuẩn nhẹ ở về thương thường được điều trị bằng kháng sinh. Các nhiễm khuẩn nặng hoặc sâu có thể cần phẫu thuật lại và tháo bỏ bộ phận cấy ghép. Tất cả nhiễm khuẩn trong cơ thể đều có thể lây lan đến khớp nhân tạo
Cục máu đông ở tĩnh mạch chân hoặc xương chậu là biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật thay khớp háng. Các cục máu đông này có thể đe dọa đến tính mạng khi chúng vỡ ra và di chuyển đến phổi. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ lập kế hoạch phòng ngừa trong đó có thể bao gồm thuốc làm loãng máu, vớ hỗ trợ,…
Đôi khi sau khi thay khớp háng, bạn có thể cảm thấy chân này dài hơn hoặc ngắn hơn chân kia. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ cố gắng hết sức để điều chỉnh hai chân bằng nhau, nhưng có thể phải kéo dài hoặc rút ngắn chân của bạn một chút để tối ưu hóa sự vững chắc và cơ chế sinh học của khớp háng. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy thoải mái hơn khi mang giày tăng chiều cao sau phẫu thuật
Tình trạng này xảy ra khi khối cầu rơi ra khỏi ổ chảo. Nguy cơ di lệch lớn nhất trong vài tháng đầu sau khi phẫu thuật khi các mô đang lành trở lại. Tringf trạng di lệch thường ít gặp. Nếu khối cầu rơi ra khỏi ổ chảo, thủ thuật nắn kín thường có thể giúp đưa khối cầu trở về vị trí ban đầu mà không cần phẫu thuật trở lại. Trong trường hợp khớp háng vẫn tiếp tục di lệch, phẫu thuật lại
Bạn có thể ghi nhớ thực hiện một số điều sau nhằm giúp bảo vệ khớp háng nhân tạo và giúp kéo dài tuổi thọ của vật liệu cấy ghép khớp háng sau khi đã phẫu thuật:
– Hãy tham gia vào các chương trình tập luyện nhẹ nhàng và nên duy trì thường xuyên để giúp nâng cao sức mạnh và sự vận động của khớp háng mới.
– Chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt giúp phòng tránh việc bị té ngã và gây tổn thương khớp háng. Nếu bị gãy xương chân, bạn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật lại.
– Hãy thông báo cho bác sĩ biết rằng bạn đã có tiền sử thực hiện phẫu thuật thay khớp háng để được cân nhắc thực hiện các phương pháp thăm khám sức khỏe phù hợp.
– Đừng quên tái khám định kỳ với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để thăm khám và chụp X-quang nhằm theo dõi thường xuyên, ngay cả khi khớp háng có vẻ đang hoạt động tốt.
Hiện nay, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đang được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp điều trị các bệnh lý liên quan tới khớp háng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này!
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Quy trình hồi phục sau phẫu thuật cũng rất quan trọng để bệnh nhân có thể lấy lại vận động bình thường. Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện kỹ thuật nói trên, cần phải lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị đầy đổ và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để đạt được hiệu quả tốt nhất của ca phẫu thuật
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#khophang#thaykhophang