Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Tầm soát ung thư trong đối với sức khỏe con người

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp thường bao gồm các phương pháp như xét nghiệm máu để đánh giá mức độ hormone tuyến giáp và kiểm tra các dấu hiệu của các vùng u nhỏ có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp. Một trong những xét nghiệm phổ biến được sử dụng để tầm soát ung thư tuyến giáp là xét nghiệm chức năng tuyến giáp và xét nghiệm chất lượng tuyến giáp.

1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư hiểu một cách đơn giản là phương thức khám bệnh nhằm phát hiện ra các mầm bệnh ung thư nguy hiểm đang ẩn chứa bên trong cơ thể. Được thực hiện bằng phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh, xét nghiệm và kiểm tra triệu chứng khác. Từ đó phát hiện kịp thời các bệnh ác tính đang “làm phiền” lên các bộ phận của cơ thể. 

2. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư

Ung thư là căn bệnh mà chắc hẳn không ai muốn mắc phải. Bởi vì tính nguy hiểm và khó chữa trị nên nó đã trở thành một nỗi ám ảnh lớn với tất cả mọi người. Vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất chất độc hại sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư mà nhiều người không hay biết. 

Vì vậy việc tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng, nó giúp mọi người phát hiện bệnh sớm hơn trước khi trở thành ác tính gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tham gia khám bệnh và kiểm tra cơ thể tối thiểu 1 lần mỗi năm. Nếu cơ thể chẳng may mắc phải bệnh ung thư nhưng được phát hiện sớm sẽ mang đến cơ hội chữa trị khả thi hơn và mang lại cơ hội đẩy nhanh bệnh tình ra khỏi cơ thể. 

Ngoài ra đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, việc tầm soát ung thư cũng là cơ hội để họ kiểm tra lại sức khỏe. Chắc chắn rằng cơ thể vẫn đang khỏe mạnh và có bị di truyền bệnh từ người thân hay không. Qua đó điều chỉnh phương pháp sinh hoạt lành mạnh hơn, góp phần cải thiện cuộc sống.

3. Quy trình tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Ở bước này người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra các bước cơ bản trong quy trình rà soát ung thư. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ hỏi người bệnh về hồ sơ bệnh án, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. Từ đó đưa ra đánh giá thích hợp về các triệu chứng bất thường mà người bệnh đang cảm thấy. Đó có thể cơ thể có đang thấy không ổn ở đâu không? Cảm thấy đau ở vị trí nào?...). Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định những phương thức tầm soát phù hợp dựa trên kết quả khám lâm sàng. 

Bước 2: Thực hiện kiểm tra cận lâm sàng cơ bản

Ở bước này người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân,...

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh 

Sau khi đã thực hiện một số xét nghiệm cần thiết các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua hình thức thăm dò hình học như chụp X-Quang, chụp CT, siêu âm, nội soi, xét nghiệm gen.

4. Các bệnh ung thư cần tầm soát thường xuyên

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư đang có dấu hiệu gia tăng theo từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Dự báo con số này sẽ vượt 200.000 người vào năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do ung thư tại nước ta tương đối cao, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân.

Lời khuyên của Bác sĩ về tầm soát ung thư:

- Ung thư vú: Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát từ tuổi 40.

- Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (phết tết bào cổ tử cung). Từ 30 đến 65 tuổi cần làm thêm xét nghiệm HPV. Trên 65 tuổi, không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu các xét nghiệm tầm soát trước đó có kết quả bình thường.

- Ung thư trực tràng: Nên bắt đầu tầm soát thường xuyên từ tuổi 45.

- Ung thư phổi: Những người hút thuốc lá có nguy cơ rất cao nên thực hiện tầm soát sớm

- Ung thư tuyến tiền liệt: Nên tầm soát bắt đầu từ năm 45 tuổi với nam giới có người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và từ 50 tuổi với nam giới có nguy cơ mắc bệnh trung bình.

- Ung thư buồng trứng: Độ tuổi bắt đầu tầm soát là từ 30 đến 35 tuổi và được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú.

Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao như: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia... nên thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn để được bác sĩ tư vấn, theo dõi sức khỏe.

Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#tamsoatungthu#bhyt