Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Tầm soát các bệnh lý ung thư

Trong bối cảnh tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam, việc tầm soát ung thư được xem là phương án hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.

Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi ngày có hơn 300 người chết vì ung thư. Đáng chú ý trong số đó, tỷ lệ người trẻ dưới 30 tuổi tử vong vì ung thư đang gia tăng. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe mình và có phương pháp điều trị ung thư kịp thời, bạn nên tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm.

Vậy tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư nhằm phát hiện bệnh ung thư trước khi bệnh gây ra triệu chứng. Tầm soát ung thư có thể được thực hiện thông qua các phương tiện hình ảnh và xét nghiệm, giúp phát hiện sớm các thế bào bất thường và các tế bào ác tính trong cơ thể. Thông qua các kiểm tra, xét nghiệm, tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện các tế bào gây ung thư trong cơ thể.

Tầm soát ung thư là phương pháp hiệu quả để phát hiện ung thư kịp thời. Qua đó giúp người bệnh có phác đồ điều trị hợp lý. Đặc biệt, với căn bệnh như ung thư, phát hiện sớm sẽ giúp khả năng điều trị khỏi cao hơn.

Tầm soát ung thư quan trọng thế nào?

Hiện nay, số lượng người mắc ung thư đang gia tăng nhanh chóng. Căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Trong đó, số ca tử vong do phát hiện quá muộn cũng như đang tăng nhanh.

Chính vì vậy, tầm soát ung thư là việc làm vô cùng quan trọng. Các biện pháp kiểm tra này sẽ giúp phát hiện tình trạng bệnh để điều trị kịp thời. Hầu hết các loại ung thư đề được phát hiện khi tầm soát ung thư. Chỉ với một vài xét nghiệm, bạn sẽ biết được tình trạng cơ thể mình. Nếu được phát hiện kịp thời, việc chữa trị sẽ đơn giản và đỡ tốn kém hơn rất nhiều.

Mỗi năm, bạn nên tầm soát ung thư tối thiểu 1 lần để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Sau quá trình kiểm tra bạn cũng sẽ biết cơ thể cần gì để có phương pháp bổ sung, điều chỉnh hợp lý.

Các bước để thực hiện việc tầm soát ung thư

Tùy từng biểu hiện của cơ thể, từng bộ phận mà việc khám tầm soát ung thư sẽ có sự khác biệt. Ngoài việc tìm hiểu củ thể tầm soát ung thử , chúng ta cần biết thêm về các loại xét nghiệm để chuẩn đoán ung thư.

Tầm soát ung thư gồm những bước

  • Bước 1: Khám lâm sàng

Đây là bước cơ bản trong việc tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố cũng như nguy cơ cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như hỏi về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có (ví dụ: Bạn bị đau ở đâu? Có triệu chứng nào bất thường không?...) Những thông tin này là các căn cứ để bác sĩ đưa ra những phương thức tầm soát ung thư phù hơpj

  • Bước 2: Thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản

Sau khi đã khám cận lâm sàng, bạn sẽ được kiểm tra thêm một số cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máy, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm phân…

  • Bước 3: Chuẩn đoán hình ảnh

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thăm dò bằng hình ản học với các phương thức chuẩn đoán hình ảnh như nội soi, siêu âm. Chụp XQ, chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…

Các phương pháp tầm soát cho từng bệnh lý ung thư

Tầm soát ung thư dạ dày

Đây là nguyên nhân thứ tư gây ra các ca tử vong do ung thư ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Theo ghi nhận của Tổ chức phòng chống ung thư Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 15.000 – 20.000 bệnh nhân mới được chuẩn đoán mắc căn bệnh này. Trong đó, theo một nghiên cứu quần thể tại TP.HCM, ung thư dạ dày chiếm 6.8% ở nam giới và 3.7% ở nữ giới.

Các kiểm tra cận lâm sàng để tầm soát ung thư dạ dày bao gồm:

  • Nội soi dạ dày: Là kỹ thuật tầm soát các bệnh lý dạ dày tỏng đó có ung thư dạ dày. Bác sĩ đưa một ống nọi soi (ống mềm dài có gắn máy ảnh và đèn soi) vào miệng, qua thực quản và xuống dạ dày để quyan sát bên trong dạ dày.
  • Sinh thiết: được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng nghi ngờ bất thường của dạ dày. Mẫu mô này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định tính chất lành tính hoặc ác tính của tế bào dạ dày.
  • Chụp cắt lớp dạ dày: Các kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và PETCT tạo ra hình ảnh bên trong của cơ thể, từ đó xem ung thư đã di căn đến những nơi khác hay chưa.

Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp) bằng nhiều cách:

Kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm trên mẫu sinh thiết của dạ dày và các xét nghiệm khác.

Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là căn nguyên gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới và đứng thứ 5 tại Việt Nam. Bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn càng sớm, hiệu quả điều trị càng tốt và khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhân càng cao

Ở gia đoạn đầu, ung thư đại tràng thướng tiến triển chậm hơn, tỷ lệ sống trên 5 năm đối với việc điều trị theo từng giai đoạn như sau: Giai đoạn I là khoảng trên 90%, giai đoạn II khoảng 80 – 83%, giai đoạn III còn khảng 60% và giai đoạn IV giảm rất thấp, chỉ còn 11%

Hầu hết ung thư đại tràng đều phát triển từ polyp tiền ung thư. Có hai loại polyp chính là polyp tuyến và polyp tăng sinh. Polyp tuyến có thể trở thành ung thư qua thời gian, diễn tiến này mất tối thiều 10 năm. Các kỹ thuật cận lâm sàng sau đây có thể giúp tầm soát ung thư đại tràng:

  • Xét nghiệm máu trong phân: Máu trong phân có thể gặp khi có polyp, ung thư hoặc một số bệnh lý khác của đại tràng.
  • Nội soi đại tràng: Là kỹ thuật để xem bên trong lòng đại tràng, có thể quan sát thấy polyp, vùng mô bất thường hoặc ung thư. Thông qua nội soi, người ta dùng thiết bị để có thể lấy mẫu mô bất thường để làm sinh thiết.
  • Sinh thiết: Mẫu mô hoặc tế bào bất thường được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ác tính
  • Siêu âm ổ bụng: Việc phát hiện khối u nằm trong khung đại tràng rất khó bởi đường tiêu hóa sẽ cản trở siêu âm. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ góp phần phát hiện các dấu hiệu cảnh báo gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột,…
  • Chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm phát hiện đặc điểm hình dạng, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u, đồng thời phát hiện sự lan tràn của ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tầm soát ung thư đại tràng giúp phát hiện các polyp hoặc ung thư ở giai đoạn đầu. Nếu phát hiện thấy polyp, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ polyp để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư. Thực hiện tầm soát thường xuyên giúp phát hiện và loại bỏ polyp, có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tăng tiên lượng sống và giảm tử vong do bệnh ung thư đại tràng.

Ung thư phổi

Theo thông kê từ tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ung thư phồi là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 trên thế giới (chiếm 11,4%) với khoảng 2,2 trieuj ca mắc mới năm 2020. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các bệnh ung thư với gần 1,8 triệu ca tử vong trong năm.

Các phương tiện cận lâm sàng sau đây có thể giúp tầm soát ung thư phổi:

  • CT ngực liều thấp (không có thuốc cản quang): Có liều tia hấp thụ thấp hơn nhiều so với liều chuẩn của CT Scan thông thường. Vì là phương tiện hình ảnh 3D, nên giúp khắc phục nhược điểm của Xquang ngực thẳng. Nếu phát hiện ra các tổn thương nghi ngờ, có thể kết hợp tiêm thuốc cản quang để khảo sát.
  • CT scan có thuốc cản quang và/hoặc PET/CT: Chỉ sử dụng tầm soát khi phát hiện nốt bất thường 710mm ở phổi.
  • Sinh thiết nốt bất thường ở phổi: chỉ thực hiện khi có hình ảnh nghi ngờ cao trên phim CT scan có thuốc cản quan và/hoặc PET/CT.

Ung thư gan

Phần đông người bệnh đến khám khi ở giai đoạn muốn khiến người mắc phải ung thư gan gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và tốn kém. Vì vậy việc tầm soát ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm

Các phương tiện cận lâm sàng sau đây có thể giúp tầm soát ung thư gan:

  • Xét nghiệm AFP trong máu: chỉ số này có thể tăng cao trên bệnh nhân ung thư gan, nhưng không phải tất cả các bệnh nhân ung thư gan đều AFP tăng cao.
  • Chuẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng, chụp CT & MRI gan vùng bụng để xác nhận khối u ác tính của gan cũng như đánh giá mức độ xâm lấn – lan rộng của bệnh
  • Sinh thiết khối u nghi ngờ ung thư gan: Một mẫu u gan nghi ngờ ung thử được lấy ra bằng cách đâm kim qua da vào u gan dưới hưỡng dẫn của siêu âm, hay được sinh thiết trong lúc phẫu thuật, sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để chuẩn đoán xác định bệnh ung thư gan

Ung thư cổ tử cung

Nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, ung thư cổ tử cung đã và đang là “vấn đề nhức nhối” bởi bệnh có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2023 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến thai kỳ.

Dưới đây là các phương pháp phổ biến để tầm soát ung thư cổ tử cung:

  • Phết tế bào cổ tử cung (Pap’ smear hoặc ThinPrep): Các tế bảo ở cổ tử cung được phân tích dưới kính hiển vi để xác định tính chất lành tính/ tiền ung thư hoặc ung thư. Nếu bạn chưa có quan hệ tình dục thì không cần phải làm các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức nếu có các dấu hiệu bất thường
  • Xét nghiệm HPV: Xác định các dòng virus HPV thuộc nhóm nguy cơ cao gây tiền ung thư – ung thư là tiền đề để các bác sĩ tư vấn cho bạn lịch khám phụ khoa định kỳ tùy theo độ tuổi và các yếu tố nguy cơ khác.
  • Soi cổ tử cung: Đây là một thủ thuật để các bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung dưới hình ảnh phóng đại. Ở những khu vực có bất thường có thể được xác định và tiến hành sinh thiết.
  • Nạo nội mạc cổ tử cung: Một dụng cụ được đưa vào kênh cổ tử cung để lấy mô kiểm tra dưới kính hiển vi
  • Khoét chóp cổ tử cung: Đây là một thủ thuật được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần hình nón ở cổ tử cung để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ thuật này được thực hiện ngoại trú bằng cách gây tê tại chỗ và theo dõi.

Ung thư vú

Ở Việt Nam ước tính mỗi năm có tới 5.000 người tử vong và 11.000 phụ nữ mắc phải. Việc tầm soát bệnh ung thư vú có thể bắt đầu với việc tự kiểm tra vú đều đặn hàng tháng để phát hiện sớm các bất thường. Phần lớn các khối u này là những thay đổi lành tính của tuyến vú, chỉ có khoảng 10-20% khối u vú không may là ác tính. Vì vậy, hãy chủ động đi khám tầm soát vú mỗi năm nếu bạn từ 40 tuổi trở lên.

Trong trường hợp nếu không có triệu chứng gì, việc chụp nhũ ảnh nên được cân nhắc thực hiện cho những người từ 40-49 tuổi, hoặc mỗi 1-2 năm/ lần đối với những người 50 tuổi trở lên

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ  sau ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư tiền liệt tuyến đứng hàng thứ 11 và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 13 ca tử vong tính đến năm 2018

Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường được khuyến cáo cho nam giới từ 50 tuổi.

  • Khám trực tràng bằng tay: Đây là bước đầu tiên trong chuẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt để xác định vùng cứng, sần sùi hoặc có bất thường hay không.
  • Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) trong máu: PSA là một chất được sản xuất bởi cả các tế bào tuyến tiền liệt bình thường và ác tính. Sự gia tăng của nồng độ PSA trong máu là một xét nghiệm gợi ý phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chụp cộng hưởng tử (MRI) vùng chậy: Hình ảnh chi tiết của vùng chậu giúp xác định sự lan rộng tại khu vực của ung thư tyến tiền liệt, xác định có sự xâm lấn đến các hạch bạch huyết xung quanh và di căn xương vùng chậu.
  • Chụp xạ hình xương: Giúp phát hiện ung thư đã di căn ra khỏi tuyến tiền liệt đến tận xương. Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn, xương là nơi phổ biến nhất mà nó sẽ lan đến.
  • Sinh thiết: Là thủ thuật để lấy các mẫu mô hoặc dịch của tuyến tiền liệt để bác sĩ giải phẫu bệnh phân tích dưới kính hiển vi, giúp xác định tế bào ác tính của tiền liệt tuyến. Sinh thiết kim lớn (core biopsy) là hình thức sinh thiết thường sử dụng trong ung thư tiền liệt tuyến.

Bệnh ung thư ngày càng nhiều, không phân biệt tuổi tác và luôn phát hiện vào giai đoạn đã muộn. Vì vậy thực hiện tầm soát ung thư ngay cho bản thân và người thân trong gia đình định kỳ và đúng phương pháp là mấu chốt của ngăn chặn sớm bệnh và bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy cơ ung thư tấn ng, tăng cơ hội điều trị thành ng nếu phát hiện sớm bệnh.

Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Với trang thiết bị máy móc hiện đại giúp quá trình tầm soát ung thư đạt kết quả chính xác và tối ưu nhất cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, tư vấn giúp bạn yên tâm sống khỏe.

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt