Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Tại sao cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Theo số liệu thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca mắc mới và hơn 100.000 ca tử vong do bệnh ung thư. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%, đây là một con số đáng báo động. Ung thư tiêu hóa là gì? Làm sao để chủ động bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa? 

1. Tìm hiểu chung về ung thư đường tiêu hóa 

Ung thư đường tiêu hóa được coi là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay. Bệnh khởi phát khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính trong đường tiêu hóa ở các cơ quan như: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, đường mật, gan. 

Đây là một trong những căn bệnh phát triển âm thầm, dù khối u đã hình thành và diễn ra trong một khoảng thời gian dài nhưng hầu như không hề có những biểu hiện nổi bật để nhận thấy. 

Ung thư tiêu hóa vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị chính xác. Có thể chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa bằng cách nội soi đường tiêu hóa, nếu có tổn thương nghi ngờ sẽ sinh thiết và xét nghiệm tìm tế bào ung thư. 

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư đường tiêu hóa 

Thông thường các dấu hiệu của bệnh ung thư đường tiêu hóa rất mờ nhạt, thậm chí còn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi khối u trong ruột phát triển lớn cản trở lưu thông thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây tắc nghẽn dẫn đến triệu chứng đau bụng. Một khối u chảy rỉ máu có thể dẫn đến thiếu máu và làm cho phân có màu đen hoặc hắn ín. 

Sự tắc nghẽn khi lưu thông của thức ăn bị chặn hoàn toàn có thể gây ra đau bụng dữ dội, buồn nôn và phải ngay lập tức phẫu thuật. 

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh: 

  • Đau bụng (dấu hiệu điển hình nhất)

  • Giảm cân đột ngột không có lý do 

  • Suy nhược, mệt mỏi

  • Phân có máu hoặc hắc ín 

  • Xuất hiện khối u đáng chú ý ở bụng

3. Nguyên nhân gây ung thư đường tiêu hóa 

Tuy không thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo ý kiến đánh giá của các bác sĩ thì ung thư đường tiêu hóa xuất hiện do sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố. Trong đó, có một số yếu tố không thể thay đổi được, ví dụ như gen di truyền và tuổi tác, hoặc chế độ ăn uống, lối sống cũng có thể gây bệnh. 

Những thói quen khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa có thể kể đến như: 

  • Ăn mặn, hút thuốc, ăn các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều hóa chất (có tên nitrosamines) có thể gây ra biến đổi gen biểu mô dạ dày 

  • Hút thuốc có thể tác động đến ung thư thực quản, dạ dày và tụy. Thường xuyên uống nhiều rượu sẽ gây bỏng niêm mạc đường tiêu hóa

  • Một số bệnh lý cụ thể ví dụ như viêm gan, bệnh gan mãn tính, viêm tụy hoặc viêm đường ruột cũng liên quan đến ung thư đường tiêu hóa 

  • Đặc biệt, nguy cơ đối với hầu hết các loại ung thư đường tiêu hóa thường gia tăng đáng kể sau tuổi 50

Đánh giá một cách khách quan, nhóm có nguy cơ cao bị ung thư đường tiêu hóa là người có bệnh lý viêm loét đại tràng chảy máu mạn tính, đa polyp đại tràng, tiền sử gia đình có người ung thư đường tiêu hóa, người bị viêm loét dạ dày mạn tính, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. 

Ngoài ra, những người béo phì, trào ngược dạ dày thực quản đều có nguy cơ cao bị ung thư đường tiêu hóa. 

4. Cách phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa 

Đến bây giờ vẫn chưa có kết luận khẳng định chắc chắn về hiệu quả của các cách phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây và chọn lọc để áp dụng với thực tế của bản thân:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh và trái cây, giảm chất béo, hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng và các loại đồ ăn công nghiệp, rượu bia. Đặc biệt, bỏ hút thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và các bệnh liên quan

  • Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, tạo ra bề mặt cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tật

  • Thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như: chán ăn, đầy bụng, giảm cân đột ngột, đại tiện phân nhỏ dẹt, phân có màu máu, táo bón hoặc tiêu chảy,...

  • Chủ động thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín hoặc khi cơ thể chưa có các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện và điều trị ung thư đường tiêu hóa ngay từ giai đoạn đầu

5. Tại sao cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa?

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa được cho là một trong những việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Lý do được giải thích như sau:

Khi được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng thì hầu hết các bệnh ung thư đường tiêu hóa đã ở giai đoạn tiên lượng xấu. Nhìn chung đối với ung thư tuyến tụy thì thời gian sống 5 năm là dưới 10%. Ung thư giai đoạn cuối là một gánh nặng kinh tế và tài chính vì điều trị giảm nhẹ và các phương pháp điều trị sinh học mới rất tốn kém. 

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp người bệnh nâng cao cơ hội điều trị thành công. 

6. Đối tượng nào cần thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa? 

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể và nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Đặc biệt với những người thuộc một trong những nhóm đối tượng được nhắc tới dưới đây thì càng cần chú ý thăm khám sớm hơn: 

  • Người thân trong gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng 

  • Người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh: thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ ăn liền 

  • Những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa như: có Polyp, bị viêm loét dạ dày/ đại tràng, có vi khuẩn HP,...

7. Có mấy phương pháp điều trị ung thư đường tiêu hóa 

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây:

7.1 Điều trị ung thư đường tiêu hóa bằng phương pháp phẫu thuật 

Đây được xem là phương pháp chính giữ vai trò chủ đạo trong việc điều trị các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Phẫu thuật giúp cắt bỏ khối u và vét tổ chức hạch mà có thể tế bào khối u đã di căn

7.2 Điều trị ung thư đường tiêu hóa bằng phương pháp hóa trị 

Hóa trị bao gồm hóa chất tân bổ trợ dùng trước khi phẫu thuật với mục đích giảm giai đoạn khối u, giúp khối u nhỏ lại thuận lợi cho phẫu thuật. Bên cạnh đó còn có hóa chất sau phẫu thuật giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại

7.3 Điều trị ung thư đường tiêu hóa bằng phương pháp xạ trị 

Xạ trị thường chỉ áp dụng với ung thư ở thực quản và ung thư ở trực tràng. Với dạ dày và đại tràng ít khi áp dụng xạ trị. Phương pháp xạ trị thường phối hợp với hóa trị kèm theo

8. Tại bệnh viện đa khoa TTH Vinh 

Đăng ký khám sức khỏe và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện Đa khoa Nghệ An khách hàng sẽ nhận được các đặc quyền: 

  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng

  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100% 

  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng 

  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý 

  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi 

  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như: sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0948.956.622 - 0238.321.6789. Hoặc để lại thông tin chi tiết để đội ngũ CSKH liên hệ tư vấn cụ thể.

……………………………………………

Website:  https://benhvientthvinh.vn 

Fanpage: Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh 

Youtube: https://www.facebook.com/khoasanbvTTHVinh