Được biết, suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Là trình trạng bao gồm thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng. Những người thiếu chất dinh dưỡng có thể sụt cân, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng hoặc thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ
Xem thêm | benhvientthvinh.vn/tin-tuc/cat-bao-quy-dau-hieu-va-giai-dap-nhung-cau-hoi-thuong-gap
1. Vậy suy dinh dưỡng là gì
Suy dinh dưỡng xảy ra khi một người không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Các chất có thể bao gồm calo, protein, khoáng chất và các loại vitamin. Những người bị suy dinh dưỡng thường có thể chất thấp còi, nhẹ cân hơn so với các trẻ cùng tuổi hoặc dựa theo trên tiêu chuẩn trung bình
Có 2 loại suy dinh dưỡng bao gồm là:
- Thiếu dinh dưỡng: Là loại suy dinh dưỡng khi mà cơ thể không nhận đủ protein, calo hoặc các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó dẫn đến các tình trạng cân nặng thiếu hụt, gầy còm, chiều cao thiếu hụt so với các trẻ đồng trang lứa cũng như so với tiêu chuẩn chung.
- Thừa dinh dưỡng: Khi mà cơ thể trẻ tiêu thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, calo hoặc chất béo cũng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này thường dẫn đến tình trạng béo phì.
2. Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Tình trạng suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm điều kiện y tế, kinh tế và các vấn đề về môi trường. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới(WHO) thì có khoảng 150 triệu trẻ em và 460 triệu người trưởng thành bị suy dinh dưỡng bắt nguồn từ các lý do như
- Thiếu lương thực trầm trọng, giá cả vật chất leo thang: thường xuất hiện ở các quốc gia kém phát triển, điều kiện kinh tế khó khăn, nạn đói kéo dài, dịch bệnh,… khiến người dân không tiếp cận được nguồn lương thực một cách đầy đủ
- Khả năng hấp thu các dưỡng chất kém, gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa: Ví dụ các khuẩn trong đường tiêu hóa, đường ruột, dạ dày như giun sán phát triển làm trẻ không hấp thụ tốt được các chất dinh dưỡng
Ở Việt Nam cũng như các nước đông nam á trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng từ những yếu tố như:
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn: Khi cha mẹ cho bé bổ sung các chất dinh dưỡng sớm dẫn đến trẻ thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. Ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị dị ứng vì chưa tiêu hóa được các protenin có trong thức ăn. Cho trẻ bổ sung quá muộn khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do từ 6 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
- Trẻ ốm đau kéo dài do mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, do biến chứng của các bệnh viêm phổi, sỏi , ly,…
- Cũng có thể do thể trạng dị tật do đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh
- Trẻ biếng ăn do khẩu phần ăn không hợp lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, chăm sóc trẻ không phù hợp, gây căng thẳng đẫn đến biếng ăn tâm lý
- Dịch vụ y tế kém , tập quán lạc hậu trong nôi dưỡng và chăm sóc kém khoa học cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
3. Các triệu chứng của suy dinh dưỡng ở trẻ con bao gồm
Tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như loại suy dinh dưỡng mà sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Việc phát hiện ra những ảnh hưởng của suy dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định được phương pháp điều trị phù hợp cho mình
Thiếu dinh dưỡng
Thường là kết quả của việc cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn. Điều này có thể gây ra các vấn đề như:
- Cân nặng thấp hơn so với mức trung bình của trẻ cùng tuổi và giới tính
- Chiều cao thấp hơn so với mức trung bình của trẻ cùng tuổi
- Da và tóc khô, hấp thụ không đủ các chất dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, tình trạng thiếu máu
- Trẻ bị mệt mỏi, khó tập trung, thiếu năng lượng, khó có thể chơi đùa và tham gia các hoạt động thể chất
Ngoài ra, thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng. Một số sự thiếu hụt phổ biến nhất và các triệu chứng đi kèm của chúng thường bao gồm:
- Vitamin A: Gây khô mắt, quáng gà và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Sắt: Làm suy giảm chức năng não, gây ra các vấn đề về điều hòa thân nhiệt và vấn đề về dạ dày
- Kẽm: Dẫn đến chán ăn, còi cọc, chậm lành vết thương, rụng tóc, hoặc tiêu chảy nặng
- Iốt: Khiến tuyến giáp bị mở rộng, giảm sản xuất hormone tuyết giáp, gây ra các vấn đề về tăng trưởng và phát triển
Thực chất hiện nay việc bổ sung các chất dinh dưỡng không đầy đủ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và sức khỏe của trẻ nhỏ, thậm chi nó còn làm tăng nguy cơ gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
4. Phòng ngừa và điều trị khi trẻ có dấu hiệu mắc suy dinh dưỡng
4.1 Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả suy dinh dưỡng, chúng ta cần chú trọng đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này.
Mục tiêu điều trị suy dinh dưỡng là giải quyết nguyên nhân thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ, để trẻ có thể phục hồi sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án với kế hoạch điều trị phù hợp, củ thể:
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và còn là nguồn cung cấp chất, yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây nhiễm trùng đường ruột, giun sán,… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đống hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung, cung cấp đầy đủ thêm các nhu cầu năng lượng hàng ngày với đa dạng các loại khoáng chất, vitamin, protein. Ngoài ra trẻ cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng theo đường thuốc uống hay thực phẩm chức năng
- Vệ sinh môi trường – vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ
- Ngừa và điều trị bệnh: Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,… không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đúng chỉ định, đủ liều , đủ thời gian, chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
- Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ từ 2 tuổi
4.2 Điều trị và phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng
- Để điều trị các tình trạng cấp như mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa – hấp thu,...
- Bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt: vitamin A, sắt, canxi, vitamin D, axit folic, đa sinh tố,…
- Nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hóa hấp thu của trẻ, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt,…
Để phòng chống và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ cũng như các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường nhu cầu về dưỡng chất cho con. Đồng thời, các vitamin thiếu yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để trẻ dễ hấp thụ.
5. Kết luận
Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên thăm khám tại cái bệnh viện uy tín và gần nhất để được tư vấn và điều trị một cách kịp thời
Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
- Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
- Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
- Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
- Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
- Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#treem#suydinhduong