Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, hầu hết các trường hợp điều trị bệnh đều khá muộn do tâm lý e ngại, chủ quan của người bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hàng đầu, hiệu quả lâu dài. Vậy khi nào thì người bệnh cần phẫu thuật điều trị trĩ? 

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (theo cách gọi của dân gian), đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. 

Căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng và nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 45 - 60. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá bởi vì những người trẻ đang trong độ tuổi từ 25 - 30 có nguy cơ mắc bệnh khá cao mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý.

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ để phân loại bệnh trĩ thành nhiều loại khác nhau. Nhìn chung, bệnh trĩ được phân thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, cụ thể như sau:

Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Ở những thời gian đầu khởi phát thường không gây ra quá nhiều đau đớn cho người mắc phải và không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ nhận biết khi bệnh lý trở nặng hoặc tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ khác nhau:

Cấp độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Có hiện tượng đau rát khi đi vệ sinh, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy nhẹ.
Cấp độ 2: Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu nhiều hơn ở giai đoạn 1, đi cầu ra máu nhiều hơn. Đặc biệt là có cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi cố gắng gồng mình khi đi cầu.
Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và không có khả năng co lên, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tình trạng đau đớn có thể tăng cao, đặc biệt là khi đi cầu hoặc ngồi trên ghế.
Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không để đẩy vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh luôn phải hứng chịu những cảm giác đau đớn và tình trạng chảy máu luôn xảy ra ngay cả khi bạn đứng hoặc ngồi.
Bệnh trĩ ngoại
Đối với bệnh trĩ ngoại, thì người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bởi búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại tuy ít gây ra tình trạng chảy máu nhưng lại mang nhiều cảm giác đau đớn, rát đặc biệt khi ngồi.

Tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm tăng dần:

Cấp độ 1: Là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Khi đó kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác hơi cộm cộm ở dưới hậu môn khi ngồi, một ít máu có thể xuất hiện khi đi đại tiện.
Cấp độ 2: Các búi trĩ phát triển thành một cục to hơn so với cấp độ 1. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ hứng chịu nhiều cảm giác đau đớn hơn kèm theo đó là tình trạng rát, ngứa ngáy hậu môn. Búi trĩ to hơn và gây ra cảm giác vướng xíu kể cả khi đứng hoặc ngồi.
Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và làm tắc nghẽn. Do kích thước búi trĩ lớn nên dễ xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện hoặc do cọ xát vào quần.
Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, gây ra không ít cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng rất có khả năng mắc các bệnh đường hậu môn rất cao.
Nếu so sánh mức độ nguy hiểm giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại thì bệnh trĩ nội được các chuyên môn đánh giá là loại trĩ nguy hiểm, khó nhận biết và cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh một số biến chứng có thể xảy ra.

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được coi chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn triệu chứng bệnh như chảy máu, đau, rát, ngứa hậu môn. Điều quan trọng trong điều trị bệnh trĩ là phải triệt tiêu được búi trĩ.
Như đã nói ở trên, mức độ nặng của bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ. Do đó, bệnh trĩ càng chữa trị sớm thì càng nhanh khỏi, việc điều trị càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân trĩ chỉ đến khám và điều trị bệnh khi triệu chứng bệnh nặng, không thể chịu thêm được nữa, chủ yếu do tâm lý chủ quan, e ngại


Bệnh nhân N.T.Xuân (P Lê Lợi, Vinh) có tiền sử bị trĩ nội và ngoại hơn 10 năm.Trước đây bà cũng đã từng phẫu thuật cắt bỏ trĩ nhưng vẫn không khỏi. Bà thưởng cảm thấy đau, rát, hạn chế sinh hoạt hàng ngày. Mấy ngày nay bà đi ngoài chảy máu nhiều, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa TTH Vinh. Sau khi được xử trí cầm máu và được hội chẩn với khoa Ngoại, bà được tư vấn về phương pháp mổ cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan. Bà hoàn toàn tin tưởng và quyết định mổ tại Bệnh viện đa khoa TTH Vinh. Bà Xuân chia sẻ: “Tôi đã chấm dứt được nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ. Ca mổ thành công ngoài mong đợi. Tôi không cảm thấy đau nhiều sau khi mổ. Hàng ngày bác sỹ điều dưỡng đến thăm bệnh, hỏi han tình hình sức khỏe và trò chuyện, dặn dò về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng. Tôi cảm thấy rất hài lòng”
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 50% dân số ở tuổi 50 từng trải qua một hoặc nhiều dấu hiệu của bệnh trĩ. Việc chậm trễ điều trị sẽ khiến bệnh ngày càng tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm , đe dọa đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường