Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Mang thai ngoài tử cung và những điều cần hiểu rõ

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh mà không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó chúng lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Điều mà phụ nữ lo lắng nhất là mang thai ngài vùng tử cung còn có thể mang thai có con hay không?

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài vùng tử cung là trường hợp thai không thể làm tổ trong buồng tử cung. Có thể gặp thai làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm chí ở ngoài ổ phúc mạc. Tuy nhiên khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng

Thai ngoài tử cung thường gặp ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng

2. Dấu hiệu thai ở ngoài tử cung

Trong thời gian đầu, thai phụ có thai ngoài tử cung có thể có những biểu hiện giống thai kỳ bình thường như trễ kinh, căng tức vùng ngực, buồn nôn hoặc đau bụng.

Tuy nhiên, tình trạng thai nằm ngoài tử cung sẽ không thể tiếp tục phát triên như thai kỳ bình thường. Có thể thai phụ vẫn sẽ có kết quả dương tính khi thử thai, nhưng sẽ gặp phải một số dấu hiệu khác lạ như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Thai phụ có thể ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp (rong huyết). Máu ra ít, thường có màu nâu, đen. Trường hợp máu rò rỉ từ ống dẫn trứng (vòi trứng), thai phụ có thể cảm thấy đau vai hoặc muốn đi tiểu. Các triệu chứng củ thể hơn sẽ phụ thuộc vào vị trí máu tụ và dây thần kinh nào cũng bị kích thích.
  • Đau vùng chậu: Khi mang thai ngoài vùng tử cung, thai phụ có thể bị các cơn đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

Trong trường hợp khối thai vẫn tiếp tục phát triên, nó có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt bên trong ổ bụng của thai phụ. Trong trường hợp này, thai phụ có thể gặp phải những cơn đau bụng dữ dội, đột ngột, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như sốc, choáng váng hoặc ngấ xỉu. Đây là tình trạng khẩn cấp , đe dọa đến tính mạng, do đó thai phụ cần được đưa đến các cơ sở y tế bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời ngay lập tức.

3. Nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung

Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến việc mang thai ngoài tử cung không thể xác định rõ rang. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến các nguyên nhân sau:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó
  • Sự thai đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố
  • Dị dạng cơ quan sinh dục
  • Một số vấn đề có thể liên quan đến việc di truyền
  • Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ra ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng, cơ quan sinh sản khác

Bên cạnh đó , còn có một số yếu tố khác bao gồm như:

  • Phụ nữ lướn tuổi có nguy cơ mắc nguy cơ mang thai ngoài vùng tử cung nhiều hơn
  • Người mẹ đã từng có một lần mang thai ngoài vùng tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ gặp lại các tình trạng này trong lần mang thai kế tiếp
  • Nhiễm trùng cũng là nguy cơ khi phụ nữ đã từng bị viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung cao hơn. Đặc biệt, viêm vùng chậy và viêm vùng vòi trứng là các tình trạng viêm nhiễm tác động lớn đến nguy cơ mang thai ngoài vùng tử cung ở nữ giới.
  • Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể lay lan quan đường tình dục như bệnh lâu, bệnh chiamydia,…
  • Trong quá trình điều trị vô sinh, việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng trong quá trình điều trị vô sinh có thể khiến bạn dễ mang thai ngoài vùng tử cung hơn

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thai phụ vẫn có thể mang thai ngoài vùng tử cung mặc dù không có bất cứ yếu tố hay nguy cơ nào kể trên. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên đến ngay các cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ để phát hiện sớm, có giải pháp can thiệp kịp thười.

4. Phương pháp điều trị việc mang thai ngoài vùng tử cung

Những trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài vùng tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ thực hiện một số xét nghiệm chuẩn đoán chính xác tình trạng, bao gồm:

  • Thử thai: Bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để chỉ định nồng độ hormone HCG trong cơ thể. HCG là hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai, do đó việc xét nghiệm ày sẽ cho biết thai phụ có mang thai hay không. Tuy nhiên, chỉ với xét nghiệm này thì chưa thể cung cấp những thông tin thai phụ có mang thai trong hay ngoài vùng tử cung hay không
  • Siêu âm: Đối với trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định chính xác vị trí của thai nghi. Kết quả siêu âm của thai phụ sẽ cho thấy trong buồng tử cung có hoặc không có túi thai, hoặc thấy được hình ành túi thai nằm ở ống dẫn trứng. Thêm vào đó, phường pháp này còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu trong trường hợp mang thai ngoài vùng tử cung bị vỡ
  • Sử dụng các phương pháp xét nghiệm máy: Ngoài việc xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ HCG,  thai phụ có thể được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu, cũng như tình trạng nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu,….
  • Nội soi vùng ổ bụng: Nội soi ổ bụng là phương pháp hiện đại giúp chuẩn đoán thai nằm ngoài vùng tử cung một cách nhanhn chóng và chính xác. Trong trường hợp thai ngoài tử cung, soi ổ bụng sẽ phát hiện đưuọc một bên ống dẫn trứng căng phồng, tím đen. Đó chính là khối thai ngoài vùng tử cung

5. Phòng ngừa việc mang thai ngoài vùng tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm, do đó thai phụ cần trang bị những kiến thức cần thiết để có hướng can thiệp kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và tính mạng.

5.1. Thai ngoài tử cung tự tiêu như thế nào?

Thông thường, khi phát hiện có thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối thai, hoặc ngăn khối thai phát triển, khiến nó tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai ngoài tử cung có thể tự tiêu mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào. Điều này sẽ xảy ra khi khối thai nhỏ (dưới 3cm), nồng độ hormone thai kỳ thấp, không đủ tế bào để nuôi thai. Lúc này thai sẽ không có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển và sẽ tự tiêu đi.

Mặc dù thai ngoài tử cung có khả năng thoái triển và tự tiêu, nhưng các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần theo dõi thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp có biểu hiện xuất huyết âm đạo, đau âm ỉ một bên bụng… thai phụ cần tái khám ngay.

5.2. Thai ngoài tử cung thì niêm mạc tử cung có dày lên không?

Niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) là lớp mô lót toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Lớp niêm mạc có vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai của phụ nữ. Niêm mạc tử cung dày lên là sự chuẩn bị cần thiết để trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, cho nên niêm mạc vẫn sẽ dày lên dù thai phụ mang thai ngoài hay trong tử cung.

Đối với trường hợp thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh không về làm tổ bên trong tử cung mà sẽ “đóng đô” ở vị trí khác trong ổ bụng. Tuy nhiên, dù trứng có về tử cung hay không thì dưới sự gia tăng của các hormone sinh dục, niêm mạc tử cung vẫn sẽ dày lên và thay đổi cấu trúc để hỗ trợ nhau thai và phôi thai phát triển.

5.3. Phát hiện thai ngoài tử cung ở tuần thứ mấy?

Thai ngoài tử cung có thể được phát hiện từ tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ. Do đó, nếu phụ nữ có các dấu hiệu của mang thai như trễ kinh, tăng thân nhiệt, căng cứng vùng ngực… hoặc que thử thai hiện 2 vạch thì nên đi thăm khám ngay để xác định chính xác mình có mang thai hay không, cũng như biết được vị trí làm tổ của thai, giúp phát hiện sớm thai ngoài tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời. 

5.4. Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

Việc xác định chính xác thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ là rất khó, phụ thuộc vào vị trí khối thai, sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe và cơ địa của từng thai phụ.

Thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, khiến mẹ bầu bị mất máu, tổn thương các cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai, thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ. Do đó, một khi được chẩn đoán mắc bệnh, thai phụ cần tuân theo hướng dẫn theo dõi và điều trị của bác sĩ để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

5.5. Chửa ngoài tử cung có phải mổ không?

Phẫu thuật là một trong các phương pháp dùng để loại bỏ thai ngoài tử cung, đặc biệt là khi thai phát triển lớn hoặc bị vỡ, dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng để điều trị cho bệnh nhân.

5.6. Bị thai ngoài tử cung khi nào thì mang thai lại?

Phần lớn phụ nữ có thai ngoài tử cung có thể mang thai lại sau 3 – 4 tháng sau kết thúc điều trị. Trường hợp phải can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân có thể mang thai lại sau 6 tháng đến 1 năm kể từ khi lành vết mổ. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó khuyến cáo phụ nữ chỉ nên mang thai khi cơ thể thực sự hồi phục và khỏe mạnh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian mang thai lại, đồng thời tiến hành các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai.

Mang thai ngoài tử cung là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Vì vậy, nếu gặp phải trường hợp này, chị em phụ nữ không nên quá đau buồn mà hãy tập trung chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ để cơ thể sớm hồi phục. Khi đã sẵn sàng mang thai trở lại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn bạn nhé!

Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt