Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Làm Thế Nào Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh?

Sức khỏe sinh sản là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình làm mẹ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của chăm sóc tiền sản, cách chăm sóc sau sinh và thông tin cần thiết về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ các mẹ nhé!

1. Tầm Quan Trọng Của Chăm Sóc Tiền Sản

Mang thai là một hành trình kỳ diệu đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Giai đoạn tiền sản là thời điểm vàng để bạn và bé yêu có một khởi đầu tốt đẹp.

Thống kê cho thấy, đứa trẻ của những bà mẹ không được chăm sóc tiền sản có nguy cơ nhẹ cân cao gấp 3 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với những trẻ sinh ra từ mẹ được chăm sóc sức khỏe tiền sản đầy đủ. Các bước mẹ cần chuẩn bị để có một thai kỳ khỏe mạnh

Khám tiền sản: giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai kỳ thông qua việc kiểm tra tiền sử bệnh lý và tầm soát các bệnh lây nhiễm. Điều chỉnh thuốc đang sử dụng, đặc biệt là những loại có thể gây dị tật thai nhi. 

Các chuyên gia khuyên nên khám tiền sản từ 3-6 tháng trước khi có kế hoạch mang thai để đảm bảo cả mẹ và bé có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống khoa học: Các mẹ cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các nhóm chất như protein, canxi, i ốt, sắt, và axit folic. 

Đặc biệt, không nên kiêng khem quá mức, nên ăn đa dạng các loại thịt, cá, rau củ quả, ngũ cốc, trứng, sữa… Hạn chế ăn mặn, ăn ngọt, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp.

Duy trì cân nặng chuẩn: Mức cân nặng chuẩn trước khi mang thai nên có chỉ số BMI từ 18,5-24,9. Cả nhẹ cân và thừa cân đều có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Thừa cân làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, trong khi nhẹ cân có thể dẫn đến sinh non hoặc bé nhẹ cân.

Lối sống lành mạnh: Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích bởi những chất này có khả năng gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho thai kỳ như làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.  gây ra những dị tật về thể chất và trí tuệ ở trẻ sơ sinh từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Tránh hóa chất độc hại: Tránh xa các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, mỹ phẩm chứa chất bảo quản có hại và các sản phẩm chứa chì. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra các dị tật bẩm sinh hoặc vấn đề sức khỏe lâu dài.

2. Chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

Khi mang thai, việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là yếu tố quyết định đến sức khỏe của bé và mẹ sau này. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu trong quá trình mang thai như là:

Lịch khám thai định kỳ:

Khám thai định kỳ là rất quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám do bác sĩ chỉ định, thường là mỗi tháng một lần.

Trong trường hợp mẹ không thể khám thai thường xuyên, mẹ không nên bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:

  • Tuần 11 - 13: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và đo độ mờ da gáy để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down.

  • Tuần 21 - 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh và phát hiện bất thường ở các bộ phận như hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân.

  • Tuần 30 - 32: Phát hiện dị tật xuất hiện muộn, kiểm tra tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai và lượng nước ối để tư vấn cho mẹ.

Chế Độ Ăn Hợp Lý, Đủ Dinh Dưỡng:

Dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu không cần phải ăn gấp đôi khẩu phần của mình, mà chỉ cần ăn đủ để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Những Nhóm Thực Phẩm Nên Ăn

  • Tinh Bột: ngũ cốc, gạo, bánh mì rất quan trọng nhưng mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều trong một lần.

  • Chất Đạm: Bổ sung từ các nguồn như thịt, cá, trứng, ngũ cốc và đậu giúp phát triển cơ bắp và mô của thai nhi.

  • Rau Xanh và Trái Cây: Cung cấp vitamin và khoáng chất. Nên hạn chế hoa quả và nước ép quá ngọt vì có thể gây rối loạn đường huyết.

  • Chất Béo: Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu thực vật, mỡ động vật và bơ để hỗ trợ sự phát triển của tế bào.

  • Các Khoáng Chất và Vitamin Quan Trọng: Bổ sung đủ sắt, canxi, axit folic, vitamin A và D để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

  • Nước: Mẹ bầu nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa.

Những Thực Phẩm Nên Tránh

- Đồ tái sống. 

- Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá kiếm,... 

- Thức ăn cay nóng, gây táo bón…  

- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.  

- Bia rượu, đồ uống chứa cồn  

- Nước ngọt, nước có ga.  

- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ  

- Hạn chế ăn các loại trái cây có tính hàn như: dứa, nhãn, vải,...(mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng ít).

Chế Độ Sinh Hoạt, Nghỉ Ngơi Khoa Học:

Để duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ, mẹ bầu cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học. 

  • Ngủ đủ giấc, từ 7-9 giờ mỗi đêm và tạo thói quen ngủ đều đặn.

  • Mẹ bầu cũng nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và suy nghĩ nhiều.   

  • Các ông bố bà mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu có quan hệ tình dục, vợ và chồng nên có tư thế phù hợp và nhẹ nhàng. 

Những Hoạt Động Mẹ Bầu Nên Tránh:

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu kiêng những điều dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh, tránh ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Tránh các hoạt động gắng sức.

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.

  • Tránh căng thẳng quá mức.

  • Hạn chế đi xa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

  • Không đi nhanh, leo cao hay đi cầu thang nhiều.  

  • Không đi giày cao gót, không mặc quần áo chật

  • Không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.  

Có thể bạn quan tâm>>> Cần chuẩn gì những gì cho mẹ bầu trước khi nhập viện

3. Chăm Sóc Sau Sinh: Hồi Phục Và Bảo Vệ Sức Khỏe Sau Khi Sinh

Giai đoạn sau sinh cũng quan trọng không kém giai đoạn mang thai. Việc chăm sóc sức khỏe sau sinh cần chú trọng những yếu tố sau:

Chăm Sóc Sức Khỏe Thể Chất: Để giúp mẹ hồi phục nhanh chóng sau khi sinh, cần chú trọng đến việc vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập cơ bản và một chế độ dinh dưỡng cân đối, bao gồm đủ vitamin, khoáng chất và protein. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng.

Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần: Mẹ bầu cần được hỗ trợ để vượt qua cảm giác stress và lo âu xuất hiện sau khi sinh. Điều này có thể đạt được thông qua sự động viên từ người thân, tham gia vào các nhóm hỗ trợ mẹ sau sinh. Nếu cần thiết, nên gặp bác sĩ trị liệu để được tư vấn, điều này sẽ giúp ích rất nhiều.

Chăm Sóc Vết Thương: Việc chăm sóc vết mổ và theo dõi tình trạng sức khỏe là rất cần thiết. Mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc giữ vết mổ sạch sẽ và khô ráo, đồng thời theo dõi các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, đau đớn hay sốt. Việc kiểm tra định kỳ với bác sĩ cũng giúp đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.

4. Các lớp học tiền sản: Hành trang vững chắc cho mẹ

Tham gia các lớp học tiền sản là một cách tuyệt vời để mẹ bầu trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Lợi ích của lớp học tiền sản

Tham gia các lớp học tiền sản là cách hiệu quả để mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình mang thai và sinh con. Tại đây, mẹ sẽ được trang bị kiến thức về các giai đoạn của thai kỳ, sinh nở, và cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều này giúp mẹ bầu tự tin hơn và hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cơ thể cũng như quá trình sinh con.

Giải tỏa lo lắng và cải thiện kỹ năng

Các lớp học tiền sản không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp mẹ bầu giải tỏa lo lắng. Bằng cách chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm từ những bà mẹ khác, mẹ bầu có thể cảm thấy yên tâm và được hỗ trợ về mặt tinh thần. Ngoài ra, các kỹ năng thực tế như cách thở, rặn đẻ, và chăm sóc em bé cũng được cải thiện đáng kể.

Tìm lớp học tiền sản ở đâu?

Mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản tại bệnh viện, trung tâm y tế, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay các lớp học được tổ chức với hình thức đa dạng giúp mẹ dễ dàng tìm được lớp phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Khóa học tiền sản tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh, giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ. Bệnh viện còn có các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm hướng dẫn, đảm bảo cung cấp kiến thức đầy đủ về thai kỳ, sinh nở và chăm sóc sau sinh. Ngoài ra, bệnh viện cũng cung cấp các khóa học miễn phí hoặc có phí phù hợp với điều kiện của từng mẹ bầu.

💚 Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!

************************************************************************

Tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh để trải nghiệm ngay những lợi ích :

 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

 

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:

 

Website: https://benhvientthvinh.vn/

 

Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TH Vinh

 

Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716

 

#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#tiensan#suckhoethaisan#sinhsan#mebau#lophoctiensan