Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám

Khám dinh dưỡng cho trẻ định kỳ là việc cần thiết để chăm sóc sức khỏe trẻ hiệu quả. Hiện nay, khám dinh dưỡng cho bé ở Nghệ An đang được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết được khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì. Để ba mẹ có những nhìn nhận đúng đắn nhất về lợi ích của việc khám dinh dưỡng định kỳ, Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh sẽ giúp ba mẹ giải đáp khám dinh dưỡng cho trẻ là khám những gì. Hãy cùng theo dõi nhé!

Khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì? 

1. Tại sao khám dinh dưỡng cho trẻ lại quan trọng?

Khám dinh dưỡng ở đâu tốt luôn là câu hỏi của nhiều ba mẹ. Vì thế, trước khi tìm hiểu khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì, ba mẹ cần biết được những lợi ích và tầm quan trọng của việc khám dinh dưỡng đối với sự phát triển của bé.

  • Thông qua hoạt động này, ba mẹ sẽ biết được chế độ dinh dưỡng của bé đang dư thừa hay thiếu chất gì. Từ đó, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
  • Nhờ khám dinh dưỡng, ba mẹ có thể phát hiện được các dấu hiệu của thấp còi, thừa cân, béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
  • Đặc biệt, khi khám về dinh dưỡng cho bé, ba mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp với nhu cầu của bé. Quan trọng hơn, ba mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc bé, để bé có thể phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa bệnh tật.

2. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng cho bé bao nhiêu là đủ?

Trẻ nhỏ cần thực phẩm từ 5 nhóm thực phẩm lành mạnh: rau, trái cây, thực phẩm ngũ cốc, sữa và protein. Thực phẩm lành mạnh có các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển và học tập. Trẻ nên tránh những thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và đường, thực phẩm ít chất xơ và chất dinh dưỡng, và đồ uống có chứa caffeine và nhiều đường.

  • Khám dinh dưỡng cho bé - Thực phẩm ngũ cốc: các loại thực phẩm ngũ cốc bao gồm bánh mì, mì ống, mì, ngũ cốc ăn sáng, gạo, ngô, yến mạch và lúa mạch. Những thực phẩm này cung cấp cho trẻ năng lượng cần thiết để tăng trưởng, phát triển và học hỏi. Các loại thực phẩm ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp, như mì ống và bánh mì, sẽ giúp trẻ có năng lượng lâu hơn và giữ cho bé cảm thấy no lâu hơn.
  • Khám dinh dưỡng cho trẻ - Sản phẩm bơ sữa: thực phẩm chính là sữa, phô mai và sữa chua. Những thực phẩm này có nhiều protein và canxi. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể dùng các thực phẩm từ sữa. Nhưng hãy chắc chắn rằng sữa mẹ hoặc sữa bột là thức uống chính của trẻ cho đến khoảng 12 tháng tuổi. Bởi vì trẻ em trong độ tuổi này đang phát triển rất nhanh và cần nhiều năng lượng, cần các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo cho đến khi 2 tuổi.
  • Khám dinh dưỡng cho bé - Chất đạm: thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, gà, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu phụ và các loại hạt. Những thực phẩm này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ bắp của trẻ. Những thực phẩm này cũng chứa các vitamin và khoáng chất hữu ích khác như sắt, kẽm, vitamin B12 và axit béo omega-3. Sắt và axit béo omega-3 từ thịt đỏ và cá có dầu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và học tập não của trẻ.
  • Khám dinh dưỡng cho trẻ - Đồ uống tốt cho sức khỏe: nước là thức uống lành mạnh nhất cho trẻ em trên 12 tháng. Từ sáu tháng tuổi, trẻ bú sữa mẹ và bú sữa công thức có thể có một lượng nhỏ nước lọc (đun sôi để nguội).
  • Khám dinh dưỡng cho bé - Thực phẩm cần tránh: thức ăn nhanh và đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh nướng, bánh mì kẹp thịt và pizza mang đi, sô cô la, kẹo, bánh quy, bánh rán và bánh ngọt. Những thực phẩm này có nhiều muối, chất béo bão hòa và đường, và ít chất xơ và chất dinh dưỡng. Ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em và các tình trạng như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Khám dinh dưỡng cho trẻ - Thức uống cần tránh: các đồ uống có gas, nước ngọt có hương vị. Các đồ uống này có nhiều đường và ít chất dinh dưỡng. Chúng có thể gây tăng cân, béo phì và sâu răng. Những đồ uống này dễ làm đầy bụng, làm trẻ bớt đói khi tới giờ ăn. Và nếu trẻ em bắt đầu với những đồ uống này khi chúng còn nhỏ, nó có thể bắt đầu một thói quen không lành mạnh suốt đời.
  • Khám dinh dưỡng cho bé - Thực phẩm và đồ uống có caffeine không khuyên dùng cho trẻ em, vì caffeine ngăn cơ thể hấp thụ canxi tốt. Cà phê, trà, nước tăng lực và sô cô la chứa nhiều caffein cũng là 1 chất kích thích, cung cấp năng lượng nhân tạo.

Khám dinh dưỡng cho trẻ 

3. Làm thế nào để biết liệu trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng?

Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Vì thế, việc khám dinh dưỡng cho trẻ là rất cần thiết mà ba mẹ không nên bỏ qua, nhất là khi bé có những dấu hiệu bất thường về sự phát triển thể chất, hệ tiêu hóa.... Ngoài ra, để chăm sóc bé một cách tốt nhất, ba mẹ có thể đưa bé đi khám về dinh dưỡng 1-2 lần/năm. Tuy nhiên, nếu ba mẹ nhận thấy bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu của suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì thì cùng không nhất thiết phải đưa bé đi khám dinh dưỡng.

4. Những dấu hiệu nhận biết cho thấy bé cần phải khám dinh dưỡng định kỳ

Để biết được bé phát triển bình thường hay bé bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì… thì khám dinh dưỡng cho bé là cách chính xác nhất để xác định. Đặc biệt, khi ba mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau của bé thì cần đưa bé đi khám dinh dưỡng ngay:

  • Bé không tăng cân trong thời gian dài.
  • Bé thấp còi, nhẹ cân.
  • Bé thừa cân, béo phì.
  • Bé ăn ít hoặc không chịu ăn.
  • Da dẻ của bé xanh xao, nhợt nhạt.
  • Tóc rụng nhiều.
  • Bé có những biểu hiện chậm chạp, kém linh hoạt.
  • Bé có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón…

5. Quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ

Khi khám dinh dưỡng, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bé như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì, khám dinh dưỡng cho bé như thế nào... Để giúp ba mẹ chủ động hơn, có thể tham khảo quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ dành cho thể trạng mỗi bé như sau:

Các bước khám về dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng

Bước 1: Khám lâm sàng, hỏi đáp ba mẹ về chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của bé.

Bước 2: Đo chiều cao, cân nặng, xác định chỉ số BMI

Bước 3: Lấy máu xét nghiệm, bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
  • Định lượng Calci ion hóa
  • Đo hoạt độ ALP (Alkalin Phosphatase)
  • Định lượng sắt huyết thanh
  • Định lượng Prealbumin/ Định lượng Triglycerid/ Định lượng GLUCOSE

Bước 4: Trả kết quả và tư vấn dinh dưỡng phù hợp

Các bước khám dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh

Đối với những bé khỏe mạnh , khám dinh dưỡng cho trẻ có thể thực hiện đơn giản hơn, ba mẹ không nhất thiết phải xét nghiệm máu cho bé. Các bước khám về dinh dưỡng có thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Khai thác chế độ dinh dưỡng trước đây.

Bước 2: Kiểm tra các chỉ số chiều cao, cân nặng.

Bước 3: Đánh giá chế độ dinh dưỡng

Bước 4: Tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cho bé phát triển tốt nhất.

6. Khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì? 

Vậy khám dinh dưỡng cho trẻ ở đâu vừa đảm bảo chất lượng cho bé, vừa tiện lợi cho ba mẹ? 

Khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì, liệu ba mẹ có biết?

Nếu ba mẹ đang băn khoăn lựa chọn phòng khám nhi khoa nào tốt, khám dinh dưỡng cho bé là khám những gì và muốn biết chi phí khám dinh dưỡng cho bé, hãy liên hệ ngay Khoa nội - nhi Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh để được tư vấn cụ thể. Ở Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh, chi phí thăm khám được đánh giá là phù hợp với nhiều gia đình. Khám sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe, hãy bảo vệ sức khỏe cho bé an toàn và hiệu quả nhất. Tin rằng, với uy tín trong nghề cũng như sự tận tâm phục vụ của đội ngũ y bác sĩ và chuyên viên tư vấn, Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh sẽ mang đến sự hài lòng cho ba mẹ.