Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Hen Suyễn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Hen suyễn, một căn bệnh đường hô hấp mãn tính, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn như thế nào?

1. Hen Suyễn Là Gì?

Hen suyễn (asthma) là một bệnh lý mạn tính của phổi, gây ra tình trạng viêm nhiễm và thu hẹp đường hô hấp. Khi mắc hen suyễn, đường dẫn khí trong phổi bị hẹp lại do viêm hoặc co thắt cơ, dẫn đến khó thở, ho, và có cảm giác nghẹt thở. Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, và triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích.

2. Các Triệu Chứng Của Hen Suyễn

Triệu chứng của bệnh có thể biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau. Một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về phổi khác như lao, giãn phế quản, hoặc COPD do chúng có sự tương đồng về mặt lâm sàng. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất mà người mắc bệnh hen suyễn thường gặp.

Khó thở: Người bệnh thường cảm thấy hụt hơi hoặc khó hít thở sâu, đặc biệt là khi vận động hoặc ban đêm.

Ho kéo dài: Ho khan hoặc có đờm, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Thở khò khè: Tiếng thở rít hoặc khò khè khi hít thở, đặc biệt khi thở ra.

Cảm giác nặng ngực: Cảm giác tức hoặc đau ở vùng ngực, đôi khi như bị ép chặt.

Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..,

Mệt mỏi và lo lắng: Khó thở kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, lo âu, đặc biệt khi không được kiểm soát tốt.

Khi Nào Cần Đến Gặp Bác Sĩ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như khó thở, ho dai dẳng, hoặc thở khò khè, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Những đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do các yếu tố di truyền, môi trường và sức khỏe.

Trẻ em: Đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ phản ứng với dị ứng.

Người có tiền sử gia đình bị hen suyễn

Người mắc bệnh dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng, chàm, viêm xoang.

Người sống trong môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá.

Người thừa cân, béo phì

Phụ nữ mang thai: Thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ hen suyễn.

Người cao tuổi: Dễ mắc do suy giảm chức năng hô hấp và tiếp xúc lâu dài với yếu tố nguy cơ.

4. Nguyên Nhân Gây Hen Suyễn Là Gì?

Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản, chưa có một nguyên nhân chính xác duy nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.

Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh hen suyễn, bạn có nguy cơ cao hơn.

Dị ứng: Người bị dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn,... thường dễ mắc hen suyễn.

Không khí lạnh, thời tiết giao mùa

Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với khói thuốc lá, khí thải, hóa chất,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cảm xúc mạnh: lo lắng, cười to, buồn bã, căng thẳng

Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản có thể là tác nhân khởi phát hen suyễn.

Một số yếu tố khác: Béo phì, trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng một số loại thuốc cũng có thể liên quan đến hen suyễn.

5. Cách Chẩn Đoán Bệnh Hen Suyễn

Chẩn đoán bệnh hen suyễn thường bao gồm nhiều bước để xác định sự hiện diện của bệnh và mức độ nghiêm trọng của nó. Bác sĩ sẽ bắt đầu khám sức khỏe và hỏi chi tiết về các triệu chứng của bạn:

Khám lâm sàng: 

  • Lịch sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè, và tình trạng thở dốc, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm.

  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, bệnh lý dị ứng, hoặc các bệnh hô hấp khác, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

Sau đó, bạn sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá chức năng phổi và xác định mức độ ảnh hưởng của hen suyễn, bao gồm:

Đo chức năng hô hấp: 

  • Xét nghiệm hô hấp ký: Đây là xét nghiệm giúp đo lượng không khí bạn có thể thở ra trong một giây và tổng lượng không khí bạn có thể thở ra. Giảm lưu lượng khí thở ra trong một giây là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

  • Đo lưu lượng đỉnh: Dùng để đo tốc độ thở ra tối đa của bạn, có thể giúp xác định mức độ bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính CT Scan: bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc CT scan để loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở.

Một số thăm dò khác

  • Xét nghiệm dị ứng (Prick test hoặc xét nghiệm IgE): Giúp xác định dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa, bụi mạt, lông thú hoặc nấm mốc, từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng.

  • Kiểm tra phản ứng với thuốc giãn phế quản: sử dụng thuốc giãn phế quản và kiểm tra xem có sự cải thiện trong chức năng phổi sau khi dùng thuốc.

6. Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn hiệu quả

Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn bệnh hen suyễn, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát tốt các triệu chứng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng:

  • Dị ứng phấn hoa, bụi mạt, lông thú: Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này bằng cách giữ nhà cửa sạch sẽ, sử dụng bộ lọc không khí và giặt giũ chăn mền thường xuyên.

  • Môi trường ô nhiễm: Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất thải công nghiệp, và các chất ô nhiễm không khí khác.

  • Hóa chất và khói thuốc: Tránh khói thuốc lá và các hóa chất có mùi mạnh.

Quản lý căng thẳng và lo âu: Stress và căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Có thể kiểm soát cảm xúc bằng cách hít thở, thư giãn…

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe phổi, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về mức độ và loại bài tập phù hợp.

Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng các loại vắc-xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng cường sức đề kháng.

Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm gia tăng triệu chứng hen suyễn, vì vậy hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền.

Kết Luận

Hen suyễn là bệnh lý phổ biến nhưng có thể kiểm soát hiệu quả nếu người bệnh tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Điều quan trọng là hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để có cách ứng phó kịp thời, giữ cho cuộc sống khỏe mạnh và thoải mái hơn.

💚 Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!

************************************************************************

Tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh để trải nghiệm ngay những lợi ích :

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:

Website: https://benhvientthvinh.vn/

Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TH Vinh

Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716

#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#hensuyenlagi#trieuchunghensuyen#nguyennhanhensuyen#dieutrihensuyen#phongnguahensuyen

Meta description: Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thở. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn hiệu quả.