Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị 

Theo các nghiên cứu Y khoa có khoảng 30% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ - một con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai. Loại bệnh này nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ còn có tên gọi khác là tiểu đường thai kỳ. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 - 28. 

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến bé có khả năng mắc bệnh đái tháo đường, gây ra nhiều biến chứng sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường thai kỳ 

Nếu khi nhận thấy cơ thể của mình có một trong những biểu hiện lạ - dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường thai kỳ dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. 

2.1 Dễ khát nước 

Nhìn chung, các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường có điểm chung là dễ cảm thấy khát nước, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao làm cho các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. 

Thời gian dài tách nước làm các tế bào bị “khát”, nên yêu cầu người bệnh phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước bị thiếu hụt. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời của cơ thể để hạn chế những ảnh hưởng. 

Ngoài ra, mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường còn cảm thấy thường xuyên buồn tiểu và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Nếu để ý, bạn có thể thấy nước tiểu kéo kiến đến do hòa tan đường. 

2.2 Vết thương, vết bầm tím lâu lành 

Không riêng gì các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ mà những người bị tiểu đường nói chung hệ thống miễn dịch bị suy giảm do các tế bào bạch cầu - tế bào có khả năng sản sinh kháng thể - bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao. 

Những người mắc bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc lâu lành vết thương thì người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với chứng xơ vữa động mạch. 

2.3 Thị lực giảm trong thời gian ngắn 

Với những mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thì lượng đường trong máu tăng bất thường làm cho thủy tinh thể bị sưng. Theo thời gian mẹ bầu dễ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra thường xuyên mà chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. 

Cũng có một vài mẹ bầu chia sẻ họ cảm thấy hiện tượng mờ mắt kéo dài cho đến sau sinh. Mờ mắt cùng với đau đầu dễ khiến cho mẹ bầu nhầm lẫn với những biểu hiện mệt mỏi do ốm nghén. 

2.4 Mệt mỏi kéo dài 

Hầu hết những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều có chung triệu chứng mệt mỏi, biểu hiện cơ bản và phổ biến nhất. Trong thời gian mang bầu mẹ thường có cảm giác mệt mỏi và tình trạng này sẽ gia tăng đặc biệt ở những mẹ bị rối loạn insulin. 

Nguyên nhân được lý giải là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu khiến cho chúng bị thiếu năng lượng. Đây cũng chính là lý do khiến mẹ cảm thấy chân tay rã rời, dễ cảm thấy buồn ngủ. 

2.5 Vùng kín bị viêm nhiễm 

Có nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ gặp phải tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng này xuất hiện là do hệ miễn dịch bị suy giảm. Lúc này các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu và trở thành điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh. 

Biểu hiện rõ nhất là mẹ bầu cảm thấy ngứa rát, nóng ran ở vùng nhạy cảm, đồng thời dịch âm đạo có mùi bất thường.  

3. Nguyên nhân bị đái tháo đường thai kỳ 

Có rất nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Thắc mắc này được trả lời như sau: 

Insulin là một loại hormone do tuyến tụy của bạn tạo ra, chúng hoạt động như chìa khóa để đưa đường trong máu vào các tế bào trong cơ thể bạn để sử dụng làm năng lượng. Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể đề kháng với insulin hoặc cơ thể không có đủ insulin dẫn đến việc đường sẽ tích tụ trong máu. 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ là sự thay đổi nội tiết tố và cách cơ thể của chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Tất cả những thay đổi này đã khiến các tế bào của cơ thể mẹ bầu sử dụng insulin kém hiệu quả hơn, thường gọi là kháng insulin. 

Phần lớn phụ nữ mang bầu đều có chất đề kháng insulin trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị kháng insulin ngay cả trước khi mang bầu và khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn so với bình thường. 

4. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể như sau: 

4.1 Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ 

  • Tiền sản giật và tăng huyết áp khi mang thai do lượng đường trong máu đòi hỏi quá trình bơm máu phải hoạt động hết công suất. Điều này có thể gia tăng nguy cơ biến chứng sản khoa nguy hiểm như tắc mạch ối, rối loạn đông máu và băng huyết sau sinh
  • Tăng nguy cơ sinh non và sảy thai tự nhiên 
  • Dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phần phụ do vi khuẩn xâm nhập 
  • Dễ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai. Theo con số thống kê y tế, có đến khoảng 12 - 17% phụ nữ trên 50 tuổi bị tiểu đường tuýp 2 đã từng bị tiểu đường thai kỳ 

4.2 Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, đái tháo đường thai kỳ còn tiềm ẩn những nguy cơ cho bé, như: 

  • Thai to, tăng trưởng quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn đến cân nặng lúc sinh khá to. Khi thai quá lớn mẹ sẽ dễ gặp phải các chấn thương trong quá trình vượt cạn 
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải chứng suy hô hấp - một tình trạng gây khó thở 
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi em bé sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ phải đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay khi vừa mới chào đời. Những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé.
  • Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh 
  • Tử vong ngay sau sinh 
  • Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh 
  • Nguy cơ mắc bệnh béo phì và mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành 
  • Lưu thai: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh

5. Phương pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ 

Một số phương pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ mẹ nên tham khảo: 

5.1 Xây dựng chế độ ăn phù hợp với sức khỏe người bệnh đái tháo đường 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cần đáp ứng được hai yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn nhưng vẫn cung cấp được đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. 

Song song với đó mẹ nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá mức trong thời gian thai kỳ. Mẹ sẽ được bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn cách cân bằng chế độ ăn uống. Cụ thể: 

  • 10 - 20% lượng calo đến từ các nguồn protein (động vật và thực vật)
  • Ít hơn 30% lượng calo đến từ các chất béo chưa bão hòa
  • Ít hơn 10% calo đến từ chất béo bão hòa
  • 40% calo còn lại đến từ carbohydrate

5.2 Mẹ bầu bị đái tháo đường nên chăm chỉ tập thể dục 

Nếu mẹ bầu cảm thấy sức khỏe của mình và thai nhi đều ổn thì mẹ có thể tập thể dục nhiều hơn, tất nhiên mẹ cần chọn những bài tập dành cho bà bầu. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của mẹ sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. 

5.3 Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu 

Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cách tự kiểm tra lượng đường trong máu vào khoảng trước và sau bữa ăn khoảng 1 - 2 giờ. Việc làm này nhằm giúp đánh giá hiệu quả quá trình điều trị để xem cơ thể của mẹ có đáp ứng tốt với phác đồ điều trị của bác sĩ hay không. 

5.4 Thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ 

Nếu lượng đường trong máu của mẹ vẫn cao dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học thì mẹ sẽ được bác sĩ kê toa thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ sức khỏe thai nhi. Tiêm insulin cũng là một liệu pháp được cân nhắc sử dụng.

5.5 Lập biểu đồ sự phát triển của thai nhi 

Với mục đích giảm thiểu tối đa biến chứng cho mẹ và bé do tình trạng đái tháo đường thai kỳ gây ra, bác sĩ sẽ theo dõi kích thước của em bé trong tuần thai cuối. Trong trường hợp thai nhi phát triển quá lớn, mẹ có thể sẽ được đề nghị chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với ngày dự sinh. 

Sau khi vượt cạn an toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo lượng đường trong máu của mẹ đã trở lại bình thường. Tiếp theo mẹ cần kiểm tra lại đường huyết sau 4 - 12 tuần sau sinh và định kỳ mỗi năm. 

6. Cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ 

Thật ra đến hiện tại vẫn chưa có ai khẳng định chắc chắn về cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên mẹ có thể tham khảo một số cách sau để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể như sau: 

  • Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Thường xuyên vận động: Mẹ nên dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi 
  • Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang bầu: Thừa cân, béo phì tiền mang bầu là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ. Vậy nên nếu mẹ bầu thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé thì cần giảm cân để có một sức khỏe thai kỳ trọn vẹn 

Tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh 

Đăng ký khám sức khỏe và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện Đa khoa Nghệ An khách hàng sẽ nhận được các đặc quyền: 

  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100% 
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng 
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý 
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi 
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như: sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0948.956.622 - 0238.321.6789. Hoặc để lại thông tin chi tiết để đội ngũ CSKH liên hệ tư vấn cụ thể.

……………………………………………

Website:  https://benhvientthvinh.vn 

Fanpage: Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh 

Youtube: https://www.facebook.com/khoasanbvTTHVinh 

#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt