Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám

Chủ động phòng bệnh cúm A (H5N1) lây từ động vật sang người

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú y và Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước. Tính từ đầu năm 2025 đến nay cả nước đã ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm A (H5N1) tại 4 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Nghệ An, Tiền Giang và Long An.

Thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trên thế giới, từ ngày 24/3.2025 đến nay, Bộ Y tế Campuchia đã ghi nhận trường hợp thứ ba nhiễm cúm gia cầm  A (H5N1) và đều đã tử vong.

Phòng bệnh cúm A (H5N1) lây từ động vật sang người

Phòng bệnh cúm A (H5N1) lây từ động vật sang người

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) lây từ động vật sang người, mọi người nên chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:
•    Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc
•    Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim
•    Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc
•    Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn
•    Ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
•    Khi có biểu hiện: sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm thì phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời

Một số lưu ý về biểu hiện nhận biết người bị nhiễm cúm A (H5N1) bạn cần biết

Một số lưu ý về biểu hiện nhận biết người bị nhiễm cúm A (H5N1) bạn cần biết:

Các dấu hiệu sớm ở người nhiễm cúm A (H5N1) thường bắt đầu trong vòng 2 - 5 ngày kể từ ngày bị nhiễm, gồm: sốt cao đột ngột trên 38 độ C, đau ngực, khó thở, kèm theo các biểu hiện khác như: đau họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi,... Bệnh diễn biến nhanh gây khó thở, suy hô hấp thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy mỗi người cần chủ động thực hiện tốt những điều được nêu trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Liên hệ để đặt lịch khám:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH VINH
Số 105 Lý Thường Kiệt, TP Vinh, Nghệ An
Fanpage: Bệnh viện đa khoa TTH Vinh
Trực cấp cứu 24/7: 0976.295.115
Điện thoại CSKH: 0948.95.66.22