Theo thống kê có khoảng 2% - 3% dân số mắc bệnh vảy nến. Đây là một loại bệnh ngoài da gây phát ban với các mảng ngứa, có chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu. Vậy làm sao để phát hiện loại bệnh này và có thể chủ động phòng ngừa, điều trị được không?
Bệnh vảy nến là một loại bệnh mãn tính (kéo dài) không lây, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở độ tuổi từ 20 - 30 tuổi và từ 50 - 60 tuổi ở cả nam và nữ. Hầu hết người bị bệnh vảy nến chỉ bị ảnh hưởng bởi các mảng nhỏ trên da nhưng cũng có một số trường hợp các mảng vảy nến có thể ngứa hoặc đau.
Bệnh vảy nến được định nghĩa là các mảng da bong tróc tạo thành vảy, ở những vị trí tổn thương có màu hồng hoặc đỏ thậm chí là màu tím hoặc nâu sẫm. Phần vảy có thể có màu xám, màu trắng hoặc màu bạc. Những mảng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phần lớn thường gặp ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng dưới.
Mọi người có thể chủ động nhận biết bệnh vảy nến thông qua những triệu chứng dưới đây:
Phát ban loang lổ với nhiều hình dạng khác nhau, từ những nốt vảy giống như vảy gàu đến nốt ban lớn khắp cơ thể
Ban có màu khác nhau. Những người có màu da nâu hoặc da đen thì thường rơi vào sắc tím
Trên da xuất hiện các đốm vảy nhỏ (thường gặp ở trẻ em)
Da khô, nứt nẻ có thể chảy máu
Ngứa, rát hoặc đau nhức
Phát ban theo chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng rồi giảm dần theo thời gian
Bệnh vảy nến khởi phát có thể do một trong số những nguyên nhân dưới đây:
Các bệnh tự miễn là hệ quả khi cơ thể tấn công chính bản thân nó. Đối với bệnh vảy nến, một loại tế bào bạch cầu là tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.
Ở cơ thể của một người bình thường thì các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và phá hủy các vi khuẩn xâm nhập và đối kháng với sự nhiễm trùng. Trong trường hợp của bệnh vảy nến, các tế bào này đã có sự nhầm lẫn gây ra sự sản xuất quá nhiều các tế bào da. Chính điều này đã khiến những lớp tế bào da mới phát triển quá nhanh, bị đẩy lên bề mặt da và bắt đầu chồng chất với các tế bào da khác. Những tác động lên tế bào da còn khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển
Nếu trong gia đình bạn có một người mắc bệnh vảy nến thì khả năng bạn mắc căn bệnh này cũng sẽ cao hơn. Có khoảng 3% người mắc bệnh vảy nến do di truyền trên tổng số người mắc, điều này được Tổ chức Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF) kết luận.
Có một vài loại thuốc được cho là tác nhân kích hoạt bệnh vảy nến, như: thuốc huyết áp, thuốc chống sốt rét và Lithium
Có thể bạn chưa biết nhưng vào mùa đông khi mà thời tiết khô và lạnh thì nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến cũng cao hơn so với những ngày nắng, ẩm
Hiện nay có các loại bệnh vảy nến phổ biến như sau:
Vảy nến dạng mủ có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện như: các nốt sần hình thái giống nổi ban nhưng lại có vảy và diện tích rộng hơn. Dạng mủ thường hay gặp ở những vị trí vùng dưới lưng, đầu gối, da đầu, khuỷu hoặc bàn tay
Vảy nến dạng giọt thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với những tổn thương dạng giọt trên toàn bộ cơ thể người, thường xảy ra khi bị viêm họng do nhiễm khuẩn Streptococcus
Với những người bị vảy nến kéo dài thì phần móng sẽ có những thay đổi: móng yếu, nhiều vết lõm, dày lên và biến đổi về màu sắc
Phần lớn những bệnh nhân bị vảy nến dạng này đều xuất hiện tình trạng chung là đau khớp, điều này có thể ảnh hưởng đến tất cả các khớp của cơ thể nhưng nhiều nhất là khớp gian đốt bàn tay và khớp cùng chậu
Có 2 phương pháp được ứng dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh vảy nến, cụ thể như sau:
Khám lâm sàng có nghĩa là bạn sẽ cho bác sĩ thấy toàn bộ những vùng da có vấn đề, đồng thời chia sẻ để bác sĩ biết về việc trong gia đình có ai mắc bệnh vảy nến hay không để có kết luận chính xác về khả năng mắc bệnh của bạn.
Khi các triệu chứng nhận biết bệnh vẫn chưa rõ ràng hoặc bác sĩ muốn xác nhận lại chẩn đoán của mình thì có thể sẽ tiến hành lấy một mẩu da nhỏ của người bệnh để xét nghiệm sinh thiết.
Hiện tại, chưa thể khẳng định chính xác có mấy cách điều trị bệnh vảy nến nhưng dựa vào thực tế thì có thể tạm kết luận bằng những cách dưới đây:
Kem bôi và thuốc mỡ được thoa trực tiếp vào vùng da bị vảy nến cho thể rất có ích trong việc làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến từ nhẹ đến vừa. Các loại thuốc được sử dụng tại chỗ để điều trị vảy nến thường là:
Thuốc corticoid dạng bôi
Thuốc anthralin
Vitamin D và các thuốc tương tự
Hoạt chất axit salicylic
Kem dưỡng ẩm
Những loại thuốc này gồm có:
Thuốc methotrexate
Thuốc ức chế miễn dịch sandimmune
Thuốc sinh học
Thuốc retinoid
Cách điều trị vảy nến này sử dụng tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời giúp tiêu hủy các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức đang gây hại đến tế bào da và gây nên quá trình phát triển tế bào da quá nhanh.
Cả 2 loại tia UVA và UVB đều có thể giúp ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến từ nhẹ đến vừa.
Đăng ký khám sức khỏe và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện Đa khoa Nghệ An khách hàng sẽ nhận được các đặc quyền:
Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như: sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích
Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0948.956.622 - 0238.321.6789. Hoặc để lại thông tin chi tiết để đội ngũ CSKH liên hệ tư vấn cụ thể.
……………………………………………
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716