Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Bệnh đau mắt đỏ và những điều cần lưu ý

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, lớp màng trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài mắt. Tính tới thời điểm đầu năm 2023, TP. HCM ghi nhận tới 63.309 ca bệnh đau mắt đỏ, tăng khoảng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022. Điều đáng báo động khi dến hơn 1000 ca có biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm,… Vậy triệu chứng, nguyên nhân và các lưu ý cần biết về bệnh đau mắt đỏ là gì? Hiểu được bệnh đau mắt đỏ sẽ giúp bạn nhận biết và nắm bắt được một số cách phòng và tránh trong tình trạng dịch đau mắt đỏ đang bùng phát vào thời điểm hiện nay.

Xem thêm: benhvientthvinh.vn/tin-tuc/cach-nhan-biet-mong-thit-va-dieu-tri

1. Vậy bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến ở mắt khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kế mạc mi gặp bị viêm nhiễm. Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp

Dịch đau mắt đỏ thường bắt đầu vào tháng 9, kéo dài một tuần rồi hết. Tuy nhiên vẫn có những năm bất thường kéo dài hơn 1 tuần.

2. Nguyên nhân gây ra dịch đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra chủ yếu do virus Adenno, Entero, trong khi virus Herpes simplex và virus Zoster ít phổ biến hơn. Bệnh thường hết sau 7-14 ngày

Ngoài ra còn tác nhân đến từ một số yếu tố khác như:

  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật , khói bụi, hóa chất,… có thể gây đau mắt đỏ
  • Mắt khô: Mắt khô có thể gây kích ứng và viêm, dẫn đến đau mắt đỏ
  • Các bệnh khác: Một số bệnh khác như viêm màng bổ đào, viêm giác mạc,… cũng có thể gây đau mắt đỏ
  • Dùng kính áp trong: Đây có thể là nguồn lây bệnh vì tiếp xúc trực tiếp với mắt. Nếu bạn không vệ sinh kính áp tròng đúng cách, nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể lây nhiễm với mắt của mình. Với người bệnh đau mắt đỏ, đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng ở mắt trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây hỏng mắt
  • Tiếp xúc với đối tượng đang bị đau mắt đỏ khác: Tay bạn có thể ấn chứa các tác nhân gây đau mắt đỏ. Vì vậy, khi tiếp xúc với những người có bệnh đau mắt đỏ, tay bạn vô tình chạm vào mắt nếu chưa được vệ sinh tay

3. Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh đau mắt đỏ

Người mắc phải bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rất điển hình như: Đỏ mắt, ngứa mắt, mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt, cảm giác có cộm như mắt, mi mắt đau nhức, sưng nề. Một số người bệnh còn có triệu chứng đau họng, ho, nổi hạch sau tai, mệt mỏi sốt nhẹ,… điển hình như là:

  • Đỏ mắt: Đây là triệu chứng đau mắt đỏ điển hình. Bệnh nếu được điều trị kịp thời sẽ ít gây biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương mắt hay ảnh hưởng tới thị lực.
  • Ngứa hoặc cộm ở mắt: Nước amwts chảy nhiều thường thấy ở người bị đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng. Đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ tiết dịch mủ màu xanh
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Người bệnh có thể nhảy cảm nhẹ với ánh sáng. Hơn nữa, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,… có thể do nhiễm trùng nặng, lan ra ngoài kết mạc và viêm bên trong mắt. Nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng này, hãy gặp ngay bác sĩ để điều trị kịp thời.
  • Chảy nước mắt: Người bệnh thường bị chảy nước mắt nếu mắc phải virus hoặc dị ứng

4. Điều trị bệnh đau mắt đỏ

Tùy phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

  • Điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ đau mắt đỏ, thuốc mỡ hoặc thuốc viên. Với thuốc mỡ, người bệnh không cần quá lo lắng việc bôi thuốc khó khăn. Thực tế, thuốc chỉ cần chạm tới lông mi có thể tan vào mắt
  • Điều trị đau mắt đỏ do kích ứng: Nếu có thứ gì đó bay vào mắt gây kích ứng, hãy rửa mắt nhẹ nhàng với nước ấm trong 5 phút. Ngoài ra, người bệnh tránh để mắt tiếp xúc thêm với các chất gây kích ứng. Mắt sẽ hồi phục trong vòng 4 tiếng sau khi rửa sạch. Nếu không, hãy gặp ngay bác sĩ khoa mắt để được khám, chuẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đặc biệt, nếu mắt bị kích ứng do hóa chất, axit hoặc kiềm mạnh như chất rửa cống, hãy rửa mắt bằng nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời và hạn chế tình trạng bị tổn thương mắt thấp nhất có thể.
  • Điều trị đau mắt đỏ do dị ứng: Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng thuốc nhỏ mắt chứa thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc thông mũi. Ngoài ra, người bệnh có thể tạm thời kiểm soát các triệu chứng bằng cách chườm đá lạnh lên mắt
  • Điều trị bệnh đau mắt đỏ do bệnh tự miễn: Bác sĩ điều trị bệnh tiềm ản trong cơ thể cũng sẽ điều trị được bị nhậm mắt. Trong quá trình điều trị bệnh khác, người bệnh có thể hỏi bác sĩ cách chăm sóc và kiểm soát các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ để có thể cảm thấy tốt hơn

5. Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ lây nhiễm cũng như lây lan ra cộng đồng

Để phòng ngừa đau mắt đỏ, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế dụi tay vào mắt: Thông thường bản thân chúng ta có thói quen chạm hoặc dụi tay vào mắt, điều này khiến cho mắt bị nhiễm trùng. Vì vậy, hãy dùng khăn giấy lau nhẹ bên ngoài
  • Sử dụng khăn sạch và không sử dụng đồ cá nhân chung: Giữ khăn tắm, khăn lau tách biệt với những người khác, đặc biệt người đau mắt đỏ. Ngoài ra, bạn cần giặt khăn của người mắc bệnh đau mắt đỏ với chất tẩy rửa và nước ấm để diệt khuẩn
  • Thay vỏ gối chăn ga đệm thường xuyên: Tránh trường hợp vi khuẩn bám bụi lâu ngày trên chăn ga, thường xuyên thay ga giường cũng như vệ sinh phòng ở giúp có một môi trường ít vi khuẩn hơn

Ngoài ra rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi ở nơi công cọng, sử dụng dung dịch vệ sinh tay, mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như virtamin C,A,E,…

Đối với người bị mắc bệnh đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng, Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào amwts và lông mi vì sẽ làm cho vi khuẩn bám vào lọ thuốc. Giữ dìn vệ sinh chung để đảm bảo không lây truyền cho người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên trướng và sau khi chạm vào mắt

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ mắc bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thực hiện kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về bệnh đau mắt đỏ cũng như các phòng ngừa hiệu quả bệnh này.

Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#daumat#daumatdo#benhvemat