Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Bệnh bạch biến: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Theo thống kê, có khoảng 0,5 - 2% dân số trên thế giới bị bạch biến. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, cũng không có tính lây nhiễm nhưng khiến người bệnh phải chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý. Ai trong chúng ta cũng đều có khả năng mắc bệnh. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh bạch biến, đồng thời tăng khả năng chủ động bảo vệ mình trước bệnh tật.  

1. Bệnh bạch biến là gì? 

Bệnh bạch biến là một bệnh tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp sắc tố melanin. Từ đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, hoặc cũng có những đốm nâu xen kẽ. Lông, tóc trên vùng da bị bạch biến cũng có màu trắng. Bệnh bạch biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể của người bệnh nhưng phần lớn nó thường xảy ra trên mặt, cổ, bàn tay và các nếp nhăn trên da. 

Về cơ bản, đây là một loại bệnh lành tính, không lây nhưng có nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, dễ khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn và thường gặp ở người trẻ tuổi. Độ tuổi khởi phát trung bình là 20 và tỉ lệ người mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam. 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến 

Mỗi người đều có thể chủ động nhận biết bệnh bạch biến qua những dấu hiệu khởi phát bệnh như sau: 

2.1 Da 

Trên da nổi các mảng có màu trắng sữa nhạt hơn so với các vùng da xung quanh, đặc biết rất dễ nhận thấy ở những người có làn da tối màu. Khi các vùng da mất sắc tố có kích thước nhỏ dưới 1cm và nằm rải rác thì chúng thường được gọi là đốm. Còn khi vùng da màu trắng sữa này đã bắt đầu lan rộng hơn 1cm và liên kết với nhau thì chúng được gọi là mảng. 

2.2 Lông, tóc 

Lông và tóc mọc ở những vùng da bị mất sắc tố có thể chuyển sang màu trắng, kể cả phần lông mày, lông mi và râu

2.3 Niêm mạc 

Không chỉ xuất hiện trên da hay lông, tóc bệnh bạch biến còn có thể làm mất sắc tố ở niêm mạc, ví dụ như: niêm mạc miệng hoặc cơ quan sinh dục

3.Nguyên nhân bệnh bạch biến 

Theo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ da liễu thì hiện nay vẫn chưa thể khẳng định được chính xác nguyên nhân khởi phát bệnh bạch biến. Tuy nhiên, có thể tạm xếp một số nguyên nhân thành các nhóm chính như sau: 

  • Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc phát sinh trong quá trình phát triển 

  • Đột biến ở gen DR4, B13, B35 của HLA

  • Ảnh hưởng của một bệnh tự miễn 

  • Cơ chế sinh bệnh: Hình thành các tự kháng thể chống lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc cho tế bào hoặc làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể chống tuyến giáp, tuyến thượng thận

  • Cũng có một số người bệnh bạch biến phát sinh bệnh là do hóa chất phá hủy hoặc ức chế hoạt động của tế bào sắc tố dẫn đến quá trình sản xuất sắc tố da melanin cũng giảm theo

4. Các biến chứng của bệnh bạch biến 

Bệnh bạch biến nếu không được can thiệp và điều trị sớm cũng sẽ xuất hiện một số biến chứng, cụ thể như: 

4.1 Da nhạy cảm 

Các vùng da bị giảm hoặc mất sắc tố sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời nên rất dễ bị cháy nắng

4.2 Xuất hiện vấn đề về mắt 

Võng mạc là một bộ phận nhạy cảm bởi ánh sáng nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh bạch biến. Đôi khi mống mắt cũng sẽ trở nên nhạt hoặc mất màu 

4.3 Dễ mắc các bệnh tự miễn 

Bệnh bạch biến có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như: suy giáp, thiếu máu, đái tháo đường,... 

5. Phân loại bệnh bạch biến 

Bệnh bạch biến được phân thành 2 loại như sau: 

5.1 Thể không đứt đoạn 

Bạch biến không đứt đoạn hay còn được gọi là bạch biến đối xứng hoặc bạch biến toàn thân. Đây là loại bạch biến thường hay gặp nhất, biểu hiện bằng các mảng da nhạt màu đối xứng ở cả hai bên. Thể này có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên da, thậm chí lan tỏa hầu hết bề mặt da trên cơ thể 

5.2 Thể đứt đoạn 

Bạch biến đứt đoạn hay còn được gọi là bạch biến cục bộ, ít phổ biến hơn các thể bạch biến khác. Thể này thường chỉ làm giảm hoặc mất sắc tố ở một vùng nhất định trên da. 

Có thể phân biệt hai thể này bằng việc dựa vào vị trí xuất hiện mảng trắng. 

6. Phương pháp điều trị bệnh bạch biến 

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào cho kết quả hoàn toàn hay thích hợp cho tất cả bệnh nhân bạch biến. Cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên vì thời gian điều trị bệnh kéo dài và có thể mang lại một số tai biến nếu người bệnh tự ý điều trị. 

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị hiện nay như sau: 

6.1 Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc corticosteroid và calcipotriene tại chỗ. Các thuốc ức chế calcineurin dùng cho mặt và vùng nếp gấp.

6.2 Liệu pháp ánh sáng

UVA, UVB dải hẹp hiện nay là liệu pháp điều trị ánh sáng hiệu quả có thể phục hồi sắc tố trên 75% ở trên 70% bệnh nhân và tỉ lệ tái phát thấp hơn các phương pháp điều trị tại chỗ khác 

6.3 Excimer

Gồm Laser excimer (bước sóng 308nm) và ánh sáng excimer. So với NB-UVB, excimer có hiệu quả hơn, đặc biệt bạch biến đoạn. Excimer cho tác dụng nhanh, chỉ sau vài lần chiếu đã có thể đã thấy phục hồi sắc tố, tác dụng này ổn định, không tái phát trong nhiều năm

6.4 Cấy ghép tế bào thượng bì

Phẫu thuật chỉ định cho những bệnh nhân khi bệnh ổn định, khi điều trị nội khoa thất bại

Tại bệnh viện đa khoa TTH Vinh 

Đăng ký khám sức khỏe và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện Đa khoa Nghệ An khách hàng sẽ nhận được các đặc quyền: 

  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng

  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100% 

  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng 

  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý 

  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi 

  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như: sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0948.956.622 - 0238.321.6789. Hoặc để lại thông tin chi tiết để đội ngũ CSKH liên hệ tư vấn cụ thể.

……………………………………………

Website:  https://benhvientthvinh.vn 

Fanpage: Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh 

Youtube: https://www.facebook.com/khoasanbvTTHVinh