Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ khác gì bệnh tiêu chảy thông thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và các cách điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn là bệnh do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa của trẻ dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như trẻ có hệ miễn dịch kém, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, môi trường sinh hoạt có nhiều vi khuẩn gây bệnh….
Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn sẽ có những triệu chứng thông thường dễ nhận biết như: mệt mỏi, ốm sốt kèm nôn trớ, mất nước…. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, nhiễm khuẩn toàn thân và nặng hơn là dẫn đến tử vong.
Khác với tiêu chảy cấp thông thường, tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ có triệu chứng đặc trưng phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ trong giai đoạn đầu đời có hệ tiêu hóa còn non yếu, đây chính là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài tác động khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy. Cụ thể:
Trong những năm tháng mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó, khi trẻ lớn lên, những kháng thể thụ động được nhận từ mẹ cũng sẽ giảm dần. Hệ miễn dịch của trẻ cũng có thể suy giảm khi trẻ bị suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, quai bị,…. Đó là những nguyên nhân cơ bản làm trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, bản năng thích khám phá môi trường xung quanh cũng có thể làm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh của trẻ tăng lên.
Các loại vi khuẩn, virus gây tiêu chảy nhiễm khuẩn dễ dàng lây lan qua đường tiếp xúc chân tay hoặc đồ chơi…. Vì vậy nếu khu gần nơi sinh sống có ổ dịch hay trẻ được đến những nơi đông người, đi du lịch cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ. Bên cạnh đó, rất nhiều vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong thực phẩm cha mẹ cho trẻ ăn hàng ngày như rau không sạch, thức ăn không được chế biến kỹ cũng làm cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Câu trả lời là có, vì nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ lớn nhất là do nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu trẻ bị bệnh mà không có những phương án điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Có 3 nguyên tắc điều trị với bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ:
Tình trạng mất nước và điện giải là biến chứng phổ biến thường gặp nhất khi trẻ bị tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy cha mẹ cần có biện pháp để bù nước kịp thời cho trẻ.
Cha mẹ có thể bù nước cho trẻ tại nhà bằng dung dịch bù nước, điện giải qua đường uống, dung dịch thường được sử dụng là Oresol (ORS). Ba mẹ pha gói dung dịch theo lượng nước quy định ở hướng dẫn sử dụng, tuyệt đối không được pha nhiều hoặc ít hơn để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ chưa có dấu hiệu mất nước nặng, đối với trẻ dưới 2 tuổi cho trẻ uống 50 – 100ml, đối với trẻ 2 tuổi trở lên uống 100 – 200ml sau mỗi lần trẻ tiêu chảy và giữa các lần tiêu chảy. Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu mất nước nặng và không thể bù nước bằng đường uống, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để truyền nước qua tĩnh mạch.
Trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ, kháng sinh chỉ được sử dụng khi tiêu chảy trong phân có máu, khi trẻ tiêu chảy do tả bị mất nước nặng, hoặc trẻ nhiễm ký sinh trùng Giardia duodenalis, vi khuẩn lỵ Amip. Việc sử dụng các loại thuốc nào cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho con, việc sử dụng không đúng loại thuốc hoặc sai liều lượng sẽ khiến bé gặp nguy hiểm.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ không chỉ khiến trẻ bị đi ngoài liên tục, đau bụng mà còn có thể gây sốt, chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi toàn thân. Khi trẻ sốt, ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Khi trẻ hạ sốt, trẻ sẽ bớt quấy khóc, khó chịu và ăn uống tốt hơn.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy cũng cần được bổ sung kẽm với liều lượng phù hợp. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi là 10mg/ngày và trẻ trên 6 tháng tuổi là 20mg/ngày trong vòng 10 – 14 ngày. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tiêu chảy và cải thiện sự tăng trưởng của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên bổ sung vitamin A cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A gây tổn thương giác mạc.
Với trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, đặc biệt là trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh thì sau khi điều trị cơ thể trẻ đã bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do tác dụng của thuốc kháng sinh đi vào cơ thể tiêu diệt những vi khuẩn có hại nhưng đồng thời nó cũng tấn công những lợi khuẩn làm giảm hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy trong giai đoạn này, ba mẹ rất cần bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trong đó lợi khuẩn Probiotics giúp duy trì sức khỏe, kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi đã có trong đường ruột bằng cách loại bỏ hại khuẩn, kích thích quá trình tiêu hóa ở trẻ, giảm thiểu độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Còn Prebiotics là một chất xơ hòa tan, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Khi lợi khuẩn được cân bằng, hệ miễn dịch cũng tăng lên và chống lại tác nhân gây bệnh và giảm tiêu chảy hiệu quả. Không những vậy, trẻ có thể ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Loại men vi sinh hiện nay đang được nhiều ba mẹ ưa chuộng và lựa chọn cho trẻ là những men vi sinh được bào chế theo công nghệ Bao kép Lab2Pro. Đây là công nghệ chế tạo chế phẩm sinh học mới trên thế giới, giúp bổ sung tốt nhất các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Có rất nhiều cách để phòng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ như: