Bà T. không khỏi ngậm ngùi khi kể lại về cơn đột quỵ đã xảy đến với bà: Khi đang chuẩn bị cơm trưa như thường ngày, bà đột nhiên cảm thấy chân phải và tay phải liệt hẳn, không nhúc nhích được và được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa TTH Vinh trong tình trạng nói khó và liệt hoàn toàn nửa người bên phải, méo miệng. Sau 10 ngày được các y bác sỹ của Khoa Hồi sức cấp cứu chăm sóc và điều trị, tình trạng của bà T đã tốt lên và được chuyển đến khoa YHCT – PHCN để tập vận động, phục hồi chức năng.
Được lên kế hoạch điều trị phục hồi, bệnh nhân đã được điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng như dòng điện xung, điện châm, thủy châm, điều trị bằng tia hồng ngoại, kết hợp với tập vận động và sử dụng hệ thống máy móc chuyên dụng về phục hồi chức năng. Chỉ sau 10 ngày điều trị và tập luyện, bệnh nhân đã có tiến triển tốt, bà T đã tự ngồi dậy được, tự đứng lên được mà không cần người hỗ trợ. Bà T đã nói rõ hơn, miệng đỡ méo và tay có lực hơn.
So với việc dùng thuốc, những phương pháp này được đánh giá là an toàn, có hiệu quả cao hơn khi vừa khắc phục được triệu chứng bệnh, vừa giúp ổn định sức khỏe, thư giãn toàn thân, phòng bệnh tái phát.
Vật lý trị liệu có thể phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả
Dùng mãng điện châm
Là hình thức châm cứu bằng kim to, dài châm xuyên từ huyệt này sang huyệt khác, châm xuyên nhiều huyệt, nhiều kinh theo phác đồ huyệt đạo điều trị liệt vận động cho bệnh nhân. Sau đó dùng máy điện châm hai tần số kích thích vào kim đã châm lên huyệt với tần số, cường độ thích hợp.
Dùng Laser nội mạch
LASER (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là một máy phát ánh sáng đơn sắc khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cảm ứng.
Hệ thống mạch máu của con người có tính chất xơ cứng theo năm tháng, vì vậy điều trị Laser nội mạch có tác dụng làm cho tuần hoàn lưu thông tốt, nâng cao tính hòa tan của các vật chất trong nội mô. Từ đó làm giảm đông dính của các Albumin và độ kết dính tiểu cầu, vi tuần hoàn được lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện trao đổi chất và oxy cho tổ chức (não, cơ tim).
Đồng thời các tế bào máu hấp thụ quang tử thành năng lượng cho tế bào sống. Mặt khác, hệ thống chất xúc tác cũng được kích hoạt thúc đẩy thay thế chất hữu cơ giúp cho việc hồi phục các cơ bị tổn thương. Laser có thể điều chỉnh trao đổi các Hormon nội tiết tố, giảm phản ứng oxy hóa, tăng tốc độ thanh trừ gốc tự do giúp sự phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, kích thích chuyển hóa năng lượng trong cơ tim và chức năng của hệ dẫn truyền. Nhằm phục hồi các hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Một số các thủ thuật khác
Xoa bóp bấm huyệt, tập vận động, đèn hồng ngoại, sóng xung kích điều trị, giác hơi…
Kỹ thuật này giúp bệnh nhân bình phục bằng việc làm cho những bộ phận đã tổn thương trên cơ thể bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng của nó như trước đây, giúp bệnh nhân có một sức khỏe tốt và hoạt động, sinh hoạt bình thường.
Phục hồi chức năng là biện pháp cơ bản và cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến của bệnh nhân. Tập luyện và sử dụng những máy móc, dụng cụ để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng sau tai biến, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của những nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bệnh nhân sau tai biến cần tập luyện phục hồi chức năng
Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cần được thực hiện càng sớm càng tốt và đều đặn, phù hợp với từng thể bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Liên – Trưởng khoa YHCT-HNCN Bệnh viện đa khoa TTH Vinh “Bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não cần được phục hồi chức năng càng sớm càng tốt giai đoạn 6 tháng đầu của bệnh hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng ngừa các thương tật thứ cấp do bất động như: loét do tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, phòng ngừa co cứng , ...đặc biệt là tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi sau này"
Tại khoa YHCT- PHCN của bệnh viện Đa Khoa TTH Vinh các Bác sĩ và Kĩ thuật viên sẽ trực tiếp thiết kế chương trình tập PHCN , đồng thời hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà cách tập luyên phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân giúp họ phục hồi tốt nhất , nhanh nhất.