Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 290.000 đến 650.000 ca tử vong trên toàn cầu liên quan đến cúm mùa. Virus cúm liên tục biến đổi, gây ra nhiều lo ngại cho mọi người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, dưới đây là những câu hỏi thường gặp về cúm mùa cùng các giải đáp chi tiết.
Cúm mùa, còn gọi là bệnh cúm, là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Virus cúm có khả năng lây lan rất nhanh chóng thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện và cũng có thể lây qua tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus.
Hàng năm, Việt Nam ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc cúm, đặc biệt tăng cao trong thời điểm mùa đông và giao mùa. Theo thống kê, tỷ lệ mắc cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi thường cao hơn so với các nhóm tuổi khác.
Đọc thêm: Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh trong thời điểm thay đổi thời tiết
Virus Influenza là nguyên nhân chính gây ra bệnh cúm mùa. Virus này có khả năng biến đổi liên tục, tạo ra các chủng mới, khiến việc phòng chống và điều trị trở nên phức tạp hơn.
Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí giảm đột ngột, cơ thể khó thích nghi kịp, tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh cúm có thể dao động từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, chảy nước mũi, đau họng, mệt mỏi cực độ và ho. Trẻ em cũng có thể gặp phải buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Dù các bệnh do vi-rút khác có thể gây ra những triệu chứng tương tự, nhưng các triệu chứng do vi-rút cúm gây ra thường nghiêm trọng hơn và khởi phát đột ngột hơn.
Cúm mùa có thể rất nguy hiểm, đặc biệt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền. Mặc dù nhiều người tự khỏi sau vài ngày, cúm mùa vẫn có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và viêm phế quản, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Mặc dù cúm mùa và cảm lạnh đều là bệnh lý về đường hô hấp, nhưng chúng có một số khác biệt cụ thể như:
Cúm mùa: Thường nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như sốt cao, đau cơ, mệt mỏi kéo dài từ nhẹ đến đại dịch với các biến chứng nghiêm trọng, tùy thuộc vào chủng virus và mức độ độc tính của nó.
Cảm lạnh: Triệu chứng chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, họng và xoang, với dấu hiệu mệt mỏi kéo dài từ 3-4 ngày và thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Thông thường, cúm mùa sẽ có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày, tuy nhiên người bệnh có thể điều trị các triệu chứng bằng một số phương pháp sau:
Điều trị cúm mùa cho bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ cao: chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng và hỗ trợ cơ thể phục hồi như nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Bệnh nhân nên tránh dùng kháng sinh, vì chúng không có tác dụng với virus cúm. Người bệnh nên ở nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Đối với các bệnh nhân bị cúm nặng hoặc có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng: điều trị cần phải được thực hiện cẩn thận hơn và cần sử dụng thuốc kháng virus như Oseltamivir hoặc Zanamivir. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thuốc kháng virus có hiệu quả tốt nhất nếu sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân cũng cần được theo dõi chặt chẽ và nhập viện nếu tình trạng sức khỏe xấu đi. Đối với nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Virus cúm có khả năng dễ dàng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác nên để chủ động phòng ngừa có thể áp dụng một số cách:
Tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh cúm mùa.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xã phòng.
Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, thường xuyên lau chùi các bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc nghi ngờ bị mắc bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống và thể dục thể thao lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng.
Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và đeo khẩu trang khi ra đường.
Những ai nên tiêm vắc-xin cúm: CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo các đối tượng sau nên tiêm ngừa vắc-xin cúm mùa hàng năm:
Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang trong thai kỳ
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
Người có bệnh mãn tính: tiểu đường, bệnh tim, suy thận, hô hấp, chuyển hóa,...
Những người suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hoặc bẩm sinh
Những ai không nên tiêm vắc-xin cúm:
Dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào có trong vắc-xin
Dị ứng nặng với trứng gà, thịt gà
Những người có hội chứng Guillain-Barre sau lần tiêm cúm trước
Có tiền sử co giật trong vòng 1 năm trước
Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa sẽ hồi phục trong vài ngày đến dưới hai tuần. Tuy nhiên, cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh. Ngoài ra, cúm còn có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, viêm khớp, suy giảm hệ miễn dịch, và các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh cúm có thể dẫn đến biến chứng phổi hoặc sảy thai. Nếu mắc cúm trong ba tháng đầu thai kỳ, có nguy cơ gây ra các vấn đề cho thai nhi, đặc biệt là liên quan đến hệ thần kinh.
Khi mắc phải cúm mùa, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao. Những dấu hiệu cần chú ý bao gồm:
Triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 7-10 ngày.
Sốt cao không giảm hoặc khó hạ sốt.
Khó thở hoặc đau ngực.
Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cực độ.
Các triệu chứng tiến triển nhanh hoặc có dấu hiệu của biến chứng, như viêm phổi.
Các triệu chứng cúm đã thuyên giảm nhưng lại xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn.
Tại sao cần đi khám bác sĩ kịp thời?
Nhận Được Chẩn Đoán Chính Xác: Bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự.
Điều Trị Kịp Thời: Điều trị sớm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng.
Quản Lý Triệu Chứng: Bác sĩ có thể hướng dẫn cách quản lý triệu chứng hiệu quả và cung cấp thuốc kháng virus nếu cần.
Tư vấn và theo dõi: Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc bản thân tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn.
Cúm mùa là một mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe cộng đồng. Để bảo vệ bản thân và những người yêu thương, hãy chủ động tiêm phòng cúm hàng năm, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ khi cần thiết. Hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh và xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh!
Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!
**************************************
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :
Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#cummua#benhcummua#benhcum