Bệnh tay chân miệng (TCM) là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, mặc dù phần lớn các trường hợp đều nhẹ và tự khỏi, nhưng bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời… Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện? Hãy cùng Bệnh viện Đa Khoa TTH Vinh tìm hiểu bệnh tay chân miệng trẻ em cũng như những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn nặng cha mẹ cần lưu ý.
Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột gây ra
Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) gây ra do virus thuộc nhóm enterovirus gây ra, trong đó phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Đường lây truyền chủ yếu là qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mụn nước hoặc qua đường hô hấp khi trẻ hít phải các giọt bắn chứa virus từ người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là dưới 10 tuổi.
Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng dễ bùng phát mạnh mẽ nhất vào các tháng mùa hè và đầu thu, từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu nhẹ như sốt, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, và đôi khi đau họng. Đây là những triệu chứng khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng thông thường khác.
Trong những ngày tiếp theo, các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn. Trẻ sẽ bắt đầu có các mụn nước nhỏ, màu đỏ, có đường kính khoảng vài mm xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng và đôi khi cả mông.
Các mụn nước này có thể gây đau và làm trẻ khó chịu, đặc biệt là các vết loét ở trong miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Trẻ cũng có thể tiếp tục bị sốt, và trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn mửa hoặc trở nên lờ đờ. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường.
Trẻ sốt cao và quấy khóc nhiều có thể là dấu hiệu trở nặng của bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Dấu hiệu trở nặng của bệnh bao gồm một số triệu chứng nghiêm trọng cần cha mẹ theo dõi chặt chẽ và lưu ý như:
Một trong những dấu hiệu nghiêm trọng nhất là trẻ bị sốt cao kéo dài. Thường thì nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ vượt quá 39 độ C và không có dấu hiệu giảm dù đã sử dụng thuốc hạ sốt.
Đặc biệt, nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 48 giờ mà không thuyên giảm, điều này có thể báo hiệu bệnh tay chân miệng đang tiến triển nặng. Trẻ cũng có nguy cơ xuất hiện co giật do sốt cao.
Trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ là dấu hiệu không thể xem nhẹ. Giật mình liên tục, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh trung ương.
Nếu trong vòng 30 phút trẻ giật mình 2 lần trở lên, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bệnh đang trở nặng. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi bệnh tay chân miệng tiến triển nặng, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp. Biểu hiện của khó thở bao gồm việc trẻ thở nhanh, thở gấp, hoặc cảm thấy khó khăn trong việc hít thở. Trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu xanh tím, cho thấy thiếu oxy trong máu. Thở rít hoặc thở ngắt quãng cũng là dấu hiệu nguy hiểm, cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh và cần được xử lý y tế ngay để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Cha mẹ cần theo dõi sát sao khi trẻ bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chủ yếu tự khỏi sau 7-10 ngày. Việc điều trị tập trung vào làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và chăm sóc tổng quát cho trẻ như:
Hạ sốt: Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol
Bù đủ nước và điện giải cho trẻ bằng oresol hoặc hydrite
Đối với trẻ có sốt và loét miệng: Sử dụng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn nhằm sát khuẩn và giúp giảm đau cho trẻ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vitamin C, kẽm… để hỗ trợ điều trị loét miệng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là một trong những cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tay chân miệng là một bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và hiện chưa có vaccine cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em và gia đình, đặc biệt là trong những thời điểm bệnh dễ bùng phát.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các bề mặt có khả năng nhiễm khuẩn. Phụ huynh cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.
Khử khuẩn đồ chơi và bề mặt tiếp xúc: Thường xuyên vệ sinh các bề mặt và đồ vật mà trẻ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Tránh tiếp xúc với người bệnh: Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, cần cách ly và thực hiện các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt.
Chế độ ăn uống: Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín và rửa sạch sẽ các dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ và không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Hạn chế để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy và các vật dụng ăn uống.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Hãy đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ, cân đối, và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có đủ sức chống lại bệnh tật.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng, với sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách, cha mẹ có thể giúp con vượt qua giai đoạn bệnh một cách an toàn. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
💚 Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho cộng đồng những điều tốt đẹp và ý nghĩa nhất!
************************************************************************
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh để trải nghiệm ngay những lợi ích :
Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trùng địch
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: benhvientthvinh.vn
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TH Vinh
Youtube: Benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#bhyt#benhtaychanmieng#trenho