Có thể bạn chưa biết, bệnh than là một loại bệnh không phổ biến ở Việt Nam nhưng mức độ nguy hiểm khá cao. Mọi người nên chủ động trang bị kiến thức liên quan đến bệnh để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bệnh than là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gặp ở cả người và động vật. Có 3 đường nhiễm bệnh chính là qua da, qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Trong đó, bệnh than nhiễm qua đường hô hấp được cho là thể nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Loại bệnh này còn có một tên gọi khác là bệnh nhiệt than, thuộc nhóm các loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loại vi khuẩn gram dương, hình que Bacillus anthracis. Loại vi khuẩn này tồn tại trong điều kiện tự nhiên trong đất hoặc ký sinh trên các loại động vật nuôi hoặc động vật hoang dã.
Trong trường hợp con người tiếp xúc với động vật chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bị truyền nhiễm và mắc bệnh nghiêm trọng khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Về cơ bản, bệnh than xâm nhập vào cơ thể người qua các đường tiếp xúc như:
Trường hợp này xảy ra khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh thông qua vết thương trên da hoặc sử dụng các sản phẩm động vật như lông, da sống, len,... Các vị trí lây nhiễm dễ gặp thông qua da chính là cổ, cẳng tay và bàn tay. Mầm bệnh sẽ ủ trong vòng 1 - 7 ngày đến khi khởi phát nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì sẽ có thể phục hồi nhanh chóng
Người tiếp xúc mầm bệnh do hít phải bào tử vi khuẩn có trong không khí thường có trong các nhà máy sản xuất len từ lông động vật, lò mổ,... Dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là khó thở do ảnh hưởng đến hạch bạch huyết ở ngực và dần lan đến các cơ quan hô hấp khác như phổi.
Khi sử dụng các loại thịt động vật có chứa mầm bệnh và chưa được nấu chín kỹ và khi nuốt vào cơ thể sẽ bị bào tử vi khuẩn bệnh than xâm nhập gây bệnh bên trong đường tiêu hóa
Tuy không thể khẳng định mức độ chính xác 100%, tuy nhiên bạn có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu cơ bản dưới đây:
Khi trên da của bạn xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đã bị bệnh than, nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám:
Có các vết rộp, u nhỏ và ngứa giống như bị côn trùng đốt
Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương và sưng tấy khi bệnh khởi phát đỉnh điểm
Sau khi các vết thương đỡ rộp thì xuất hiện màu đen trong tâm những vết thương đó
Một số biểu hiện điển hình cho thấy khả năng cao bạn đã bị nhiễm bệnh than qua đường hô hấp:
Sốt và ớn lạnh
Khó chịu ở ngực, có cảm giác khó thở
Ho khan, nhói ở ngực mỗi khi ho
Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng
Đau đầu
Toát mồ hôi
Toàn thân đau mỏi, tinh thần mệt mỏi
Hãy cẩn thận nếu bạn có một trong những biểu hiện dưới đây:
Sốt và ớn lạnh
Sưng ở vị trí cổ hoặc các hạch ở cổ
Đau họng khi nuốt
Giọng khàn hoặc mất giọng
Buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là nôn ra máu
Đau bụng, tiêu chảy thậm chí có một số trường hợp tiêu chảy ra máu
Đau đầu, chóng mặt
Người lả đi, cảm giác đói và mệt
Về cơ bản, những đối tượng dễ mắc bệnh than thường là:
Những người làm việc trong quân đội thường phải đến những nơi thực địa có điều kiện thường xuyên sinh hoạt ngoài trời hoặc hoang dã và dễ có khả năng tiếp xúc với động vật hoang dã
Các nhà nghiên cứu khoa học thường nghiên cứu về bệnh than trong phòng thí nghiệm
Người làm việc trong các nhà máy xử lý chế phẩm từ động vật hoang dã như nhà máy len, nhà máy giết mổ động vật, nhà máy xử lý da,...
Các nhân viên bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã
Các nhân viên y tế làm việc trong ngành thú y thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại động vật khác nhau
Thông thường bệnh than chỉ có thể phát hiện khi có triệu chứng mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc với động vật nghi ngờ mắc bệnh than. Đối với những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh qua đường hô hấp thì cần chụp XQuang - CT ngực để đánh giá tình trạng, chức năng phổi xem có tràn dịch màng phổi hay không.
Ngoài ra, bệnh than còn có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để có chỉ số chính xác xem có bị mắc bệnh hay không. Các bước thường có trong quá trình xét nghiệm:
Đo lường các loại kháng thể và độc tố trong bệnh phẩm máu để tiến hành phân tích, loại trừ các nguyên nhân từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán
Lấy mẫu trực tiếp trên vết thương có tiết dịch như phần da tổn thương, dịch tiết ra từ đường hô hấp để kiểm tra trực tiếp vi khuẩn Bacillus anthracis
Về cơ bản, bệnh nhân mắc bệnh than thường được điều trị bằng kháng sinh qua đường uống hoặc kết hợp với đường truyền qua tĩnh mạch. Đối với phương pháp điều trị này sẽ cho hiệu quả từ từ, nồng độ vi khuẩn giảm dần sau khoảng 10 ngày sử dụng kháng sinh liên tục.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh than nên ngoài việc sử dụng kháng sinh khi mắc bệnh thì các viện khoa học, y học thế giới cũng đã điều chế ra các loại vắc xin phòng bệnh. Những người làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ mắc bệnh thì nên chủ động tiêm vắc xin để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra để phòng ngừa bệnh thì bạn nên lưu ý một số thói quen hàng ngày như:
Giữ vệ sinh và rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật
Hạn chế tiếp xúc với động vật khi đang có vết thương trên da
Hạn chế sử dụng các loại thịt động vật khi đang có vết thương trên da
Hạn chế sử dụng các loại thịt động vật hoang dã chưa qua chế biến hoặc chưa được nấu chín kỹ
Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao chứa nhiều mầm bệnh
Đăng ký khám sức khỏe và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện Đa khoa Nghệ An khách hàng sẽ nhận được các đặc quyền:
Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như: sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích
Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0948.956.622 - 0238.321.6789. Hoặc để lại thông tin chi tiết để đội ngũ CSKH liên hệ tư vấn cụ thể.
……………………………………………
Website: https://benhvientthvinh.vn
Fanpage: Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.facebook.com/khoasanbvTTHVinh