Bệnh sởi do virut sởi gây ra. Đây là bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lan truyền xung quanh. Nếu không kiểm soát kịp thời, dịch sởi bùng phát có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏe. Vậy triệu chứng của bệnh sởi gây ra là gì, cần làm gì để tránh lây lan bệnh?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm chết người thường tấn công trẻ em. Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 – 12 ngày , bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như Sót, ho khan, sổ mũi, ăn không ngon, chảy máu cam, đau họng, viêm kết mạc ngoài ra bắt đầu xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm mày trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.
Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần
Trong 10 – 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm. Người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Vì là những triệu chứng không đặc biệt nên dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác, bệnh sởi thường bắt đầu từ những triệu chứng như sốt nhẹ đến nặng, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, đau họng và viêm kết mạc. Dấu hiệu này khởi phát từ 2-3 ngày đầu
Sau khoảng thời gian này cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ và di chuyển xuống dới. Phát ban thường kéo dài từ 3- 5 ngày và biến mất sau đó, ngoài ra cơ thể có kèm theo những cơn sốt cao tới 40-41 độ C
Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12-15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 – 5 ngày phát ban sau đó. Trong thời gian trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do còn chưa biết bản thân mình đang mắc bệnh, người bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho mọi người xung quanh khi đang tiếp xúc
Bệnh sới lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính virut gây bệnh. Thông thường, nếu một người trong gia đình bị mắc sỏi thì những người còn lại sẽ bị lây bệnh
Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất kỳ ai chưa có hệ miễn dịch đều có khả năng cao mắc bệnh. Thời điểm dịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 trong khoản thời gian giao mùa xuân – đông. Bệnh chỉ có thể kiểm soát khi đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi để tăng khả năng miễn dịch với virut gây bệnh
Khi phát hiện triệu chứng cần nhanh chóng cách ly để tránh lây lan bệnh:
Hạn chế tiếp xuacs với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban
Trẻ nhỏ nên nghỉ học ít nhất là 4 ngày tình từ ngày xuất hiện dấu hiệu phát ban. Nếu có thể thì nên nghỉ thêm để tránh lây bệnh cho các học sinh khác
Bệnh nhân sởi điều trị trong bệnh viện cần cách ly đường hô hấp cho đến ngày thứ 4 sau khi phát ban
Virus sởi có khả năng lây lan vô cùng nhanh, củ thể trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây lan cho khoảng 20 người lành. Trong đó, trẻ em là đối tượng nhảy cảm, khi bị virus tấn công dễ khởi phát bệnh và triệu chứng nặng do hệ miễn dịch còn non yếu. Do đó, phòng bệnh sởi chủ động được khuyến cáo để giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh
Đây là biện pháp phòng sởi hiệu quả nhất, đặc biệt với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Vắc xin sởi cũng đã được Bộ Y Tế đưa vào sử dụng là vắc xin thường quy định trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho cộng đồng.
Trẻ nên được tiêm vắc xin sởi từ sớm với mũi đầu tiên khi trẻ được 9 – 11 tháng tuổi, mũi tiêm thứ 2 để bổ sung miễn dịch khi trẻ 18 tháng tuổi. Nên tiêm đủ hai mũi ở thời điểm thích hợp theo khuyến nghị của bác sĩ để đảm bảo được hệ miễn dịch tốt nhất
Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virut sởi, mọi người nên chú ý vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày cũng như thường xuyên làm sạch môi trường sống xung quanh
Sức khỏe cũng như vệ sinh cơ thể sạch sẽ rất quan trọng trong phòng ngừa sởi cũng như các bệnh truyền nhiễm khác bởi da có diện tích lớn, thường là nơi các tác nhân gây bệnh trú ẩn đầu tiên trước khi tấn công. Do đó, tăng cường sức đề kháng của cớ thể nói riêng và sức đề kháng trong cơ thể nới chung là cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
Theo nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng quyết định một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Với cơ thể, cần cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ giàu dưỡng chất, vitamin khoáng chất từ các loại trái cây
Ngoài ra, nên bổ sung acid lactic các loại lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và miễn dịch. Đặc biệt, acid lactic có đặc tính chống nấm men, giúp làn da hình thành lớp bảo vệ chống lại nhiễm trùng hiệu quả cao
Thường xuyên vận động ngoài trời, hoạt động những môn thể thao yêu thích phù hợp với mọi lứa tuổi để vừa phát triển thể chất tốt, vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nhiều năm trở lại đây, bệnh sởi có những diễn biến khó lường, thường bùng phát thành dịch nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tiêm chủng vacxin chưa được thực hiện đầy đủ ở tất cả trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại phản ứng sau khi tiêm nên đã không đưa con em mình đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, vắc xin sởi vẫn được đánh giá là an toàn, các phản ứu sau tiêm thường khá nhẹ và tỉ lệ xảy ra ít. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất để chủ động bảo vệ con em bạn khỏi bệnh sởi, tránh bùng phát dịch trong cộng đồng
Tại bệnh viện Đa khoa TTH Vinh
Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789
Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh
Youtube: https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#soi#benhsoi#bhyt